Người quân tử không hẳn là một người quá thông minh hay giỏi giang. Tuy vậy thường là người có lòng tự trọng, trách nhiệm và tính nhân văn. Tiểu nhân thì ngược lại, nhưng cũng có những tiểu nhân rất thông minh, tài giỏi nhưng hướng cái tâm cho những việc hại người vì lợi ích của mình. Luận bàn về nhân cách không phải là điều hay khi bản thân mình con chưa hoàn thiện, nhưng ở cái xã hội mà lòng tự trọng được bán rẻ cho chính lợi ích của cá nhân, trách nhiệm bị đùn đẩy cho người khác như vậy thì kẻ “ít học” cũng sẽ bức xúc. Bởi nếu lặng im thì hóa ra lại thành người nhu nhược.

Thế nào là người quân tử?

Người quân tử: Được xem là người hành động một cách ngay thẳng, công khai theo luôn theo lẽ phải cũng như không tuất vụ lợi cá nhân. Họ là người có đầy đủ các đức tính trong ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, nhưng Nhân luôn là quan trọng nhất.

Như thế nào là kẻ tiểu nhân

Là người có lời nói hay việc làm nhưng luôn thay đổi, đối xử với người không có trước sau, thái độ lật lọng khác thường, hành vi thiếu đạo đức, là những kẻ kiến thức hẹp, không dám quyết; tài năng thấp kém tất khó thành công”. Những tên tiểu nhân chỉ giả bộ thông minh mà không thể giải quyết được việc lớn; lóa mắt trước lợi ích cá nhân, chỉ biết quan tâm đến việc nhỏ bé ngay dưới mũi của bản thân chứ không hề hiểu những đạo lý vĩ đại đằng sau.

Phân biệt kẻ tiểu nhân và người quân tử

Ta không hiểu biết thế nào là người quân tử, nhưng nhìn vào khả năng “chịu nhận phần thiệt” trong mỗi việc của người ấy là sẽ biết. Rất khó để nhận ra kẻ tiểu nhân, nhưng nhìn vào việc “tranh giành phần lợi” của người ấy là thấy rõ. Suy ngẫm kỹ càng, có thể chấp nhận thiệt hơn quả là không phải một việc dễ dàng. Cần phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng lớn mới có thể chịu thiệt thòi một cách tình nguyện. Chẳng hạn như phải khoan dung độ lượng, chịu khó nhẫn nhục, co được giãn được thì là một quân tử. Như vậy nên người xưa đã biết dùng tiêu chuẩn “có hay không có khả năng chịu thiệt” như là yếu tố đầu chính để nhận biết người quân tử và kẻ tiểu nhân.

Loading...

Trí tuệ

Người quân tử lòng dạ quang minh chính đại, sáng sủa, thần định, khí an. Kẻ tiểu nhân lúc nào cũng tính toán so đo, suy tính thiệt hơn nên thường xuyên “mặt mày ủ rũ”. Người quân tử luôn khoan dung, không căm thù người khác, sống luôn lạc quan nên họ “ngẩng lên không thấy xấu hổ với trời, cúi xuống không thẹn với đất”. Kẻ tiểu nhân trong lòng  có sự tình nào đó chất chứa, ấp ủ, luôn nhìn thấy lỗi sai của người khác và cho rằng xã hội không đúng với mình, cảm thấy người khác hơn nên không thể chịu được nên luôn toan tính.

Kết giao bạn bè

Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân tính toán mà không muốn giúp đỡ người. Người quân tử hòa mình chứ không cùng người khác câu kết, móc ngoặc nhưng kẻ tiểu nhân lại câu kết với người khác mà không hòa mình cho dù bề ngoài thì tưởng như hòa mình với mọi người. Kẻ tiểu nhân lại muốn kết bè phái với người có tư tưởng mục đích với mình, gạt bỏ người đối lập, làm điều sai trái, hại mọi người để mưu cầu lợi ích cho bản thân.

Chí hướng

Người quân tử luôn hướng lên còn kẻ tiểu nhân thì  mỗi ngày lại sa xuống dưới. Cũng có giải thích rằng, người quân tử thuận theo Thiên lý, ngày càng cao minh còn kẻ tiểu nhân  thuận theo dục vọng bản thân nên ngày càng đi xuống. Người xưa nói, làm người, chí phải đặt ở cao xa. Một người đặt chí hướng ở nơi cao xa thì được gọi là thượng, cũng như để ở nơi thấp sẽ được xem là hạ. Luôn biết tìm về điều thiện và không ngừng sửa sai lầm, theo đuổi đạo nghĩa.

Quân tử và tiểu nhân trong Luận ngữ

Sự phân biệt người quân tử và tiểu nhân không chỉ ở địa vị xã hội hay học thức, mà chủ yếu ở phẩm chất đạo đức, ở phong cách sống và thái độ ứng xử, ở mục đích và lý tưởng sống. Hiểu theo tính cách của quân tử và tiểu nhân thì đối lập nhau hoàn toàn rất khó để dung hoà. Người quân tử luôn tôn cao phẩm giá của mình trong mọi hoàn cảnh. Còn kẻ tiểu nhân trong lúc thái quá hay trong cơn bất cập thường đánh mất nhân phẩm của mình.

Cổ nhân xưa có câu: “kẻ tiểu nhân trách người, người quân tử tự trách mình”. Thật vậy, nếu khi tự xem xét lại chính mình cảm thấy chỗ thiếu sót và cần phải thay đổi cũng như hoàn thiện hơn. Trên cơ sở những phẩm chất tốt đẹp và có chí khí, người quân tử tin tưởng ở bản thân mình, tự biết tạo nên sự nghiệp cho chính mình. Nhưng kẻ tiểu nhân luôn mang ý chí nhu nhược nên thường tìm cách dựa dẫm ỷ lại vào người khác để thoả mãn tham vọng của bản thân.

Loading...