Có một cư sĩ nói: Tâm và đất Phật không phải là hai chuyện khác nhau, vì núi sông rộng lớn đều là bụi bẩn nhỏ bé trong lòng. Nên biết rằng, lòng này không phải là lòng trong cơ thể, mà là tâm tính vô hình. Tâm tính này trải qua rất nhiều kiếp nạn, buồn phiền vì tất cả mọi thứ. Thường xuyên bị ô nhiễm nên nó không sạch, vì vậy mới xuất hiện các hiện tượng bẩn thỉu. Như là nước bẩn sẽ bị thối, gỗ bẩn thì sẽ bị mốc. Nước và gỗ đều không bị thối và mốc thì mới là nước sạch và gỗ tốt, và sẽ không có vi khuẩn sinh ra, vậy thì sẽ không có buồn chán sinh ra, đó mối là tịnh tâm, sẽ không xuất hiện hiện tượng xấu.

Đúng vậy, lòng ngưòi như là một đôi kính màu, mắt kính màu gì, những đồ mà mắt nhìn thấy cũng là màu ấy, các đồ vật vốn chỉ là sự tồn tại tự nhiên của thế giới, vì lòng người không trong sáng, cho nên mới có đánh giá sạch và bẩn với những thứ bên ngoài.

Nếu trong lòng một người, khi nhìn các đồ vật khác có phân biệt sạch và bẩn, người này chắc chắn không có giác ngộ thật sự.

Văn Đạo là một hành giả tăng, vì ngưỡng mộ tư cách đạo đức của thiền sư Huệ Huân từ lâu, nên trèo non lội suối, vượt đường xa đến Động Quật – nơi ở của thiền sư, tìm gặp thiền sư, nói: “Tên tôi là Văn Đạo, ngưỡng mộ đạo đức cao thượng của ngài từ lâu, nên đặc biệt muốn đến đi theo ngài, xin ngài có thể gợi ý từ bi!”

Vì trời sắp tối, nên thiền sư Huệ Huân nói: “Trời tối rồi, người cứ ở tạm đây một đêm.”

Loading...

Hôm sau, lúc Văn Đạo tỉnh dậy thì thiền sư Huệ Huân đã dậy từ lâu và nấu sẵn cháo. Lúc ăn sáng, do trong động không có bát cho Văn Đạo ăn sáng, thiền sư Huệ Huân liền tiện tay lấy một đầu lâu ở ngoài để đựng cháo cho Văn Đạo. Lúc Văn Đạo trù trừ không biết có nên nhận hay không thỉ thiền sư Huệ Huân nói: “Người không có đạo tâm, không phải vì pháp mới đến đây, người xử thế bằng tình cảm tịnh uế và yêu ghét, làm sao thành đạo được?”

Thiện và ác, đúng và sai, mất và được, tịnh và uế, đó là thế giới -nhận thức bằng lòng phân biệt, đạo thật sự sẽ không phân biệt thiện và ác, tịnh và uế, cái quan niệm yêu ghét, tình cảm từ chối tất nhiên sẽ bị thiền sư Huệ Huân trách là vô đạo tâm.

Nước Xá Vệ có một người phụ nữ quét dọn, ngày nào cũng quét đường, làm việc rất chăm chỉ. Quần áo của bà rất bẩn, mọi ngươi đều không thích bà, nhìn thấy bà đều bịt mũi lại. Phật bảo bà đi nghe Phật pháp, động viên bà nên tích cực lên, mọi người trong thành phố không đổng ý, đến bên trách Phật: “Thưa Đức Phật, Phật thường nói những lời trong sáng, dạy cho mọi người làm những việc trong sáng, tại sao Phật lại nói chuyện với người phụ nữ bẩn thỉu như vậy ạ? Chẳng lẽ Phật không thấy ghét hay sao?”

Phật nhìn người đó bằng ánh mắt nghiêm khắc rồi nói: “Người phụ nữ này duy trì sự sạch sẽ của thành phố này, đóng góp cho xã hội rất lớn, bà ấy chăm chỉ, khiêm tốn, có trách nhiệm, tại sao lại ghét bà?” – Lúc đó người phụ nữ ấy đã tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo, đi ra ngoài gặp mọi người. Phật nói tiếp: “Bề ngoài của các người tuy sạch sẽ, nhưng kiêu ngạo, vô lý, tâm hồn bẩn uế. Mọi người nên biết rằng: những cái bẩn ở bề ngoài bà ấy rất dễ rửa sạch, nhưng những cái bẩn trong lòng mọi người thì lại khó sửa!”. Mọi người đểu thấy hối lỗi, cũng không chê người khác nữa.

Chỉ có người tâm hồn tốt đẹp mới có thể trở thành người đẹp thật sự, chỉ có tâm hồn sạch sẽ thì mới là sạch sẽ thật sự.

Tiểu thuyết của Dương Hàng có tên là “Tắm rửa, nội dung rất đặc biệt, tắm rửa mà bà nói không phải là tắm rửa bình thường, mà là tắm rửa cho tâm hồn, cũng là làm sạch và tẩy rửa cho tinh thần, cũng giông như là tịnh tâm mà nhà Phật nói.

Tâm hồn của những người sống trong văn minh hiện đại đều đã bị vết bẩn vật chất che giấu, rửa sạch vết bẩn của tâm linh thì mới có thể đối mặt với cuộc sống bằng thái độ tích cực lạc quan. Thực ra, với những người sống trong thế tục, tịnh tâm không huyền diệu, trên thực tế nó chỉ là trạng thái tích cực, vui vẻ, đơn giản của cuộc đời. Chỉ cần tăng cường xây dựng tâm linh bản thân, liên tục làm sạch tâm linh, mọi người sẽ có được hạnh phúc đơn giản và bình dị.

Loading...