Cưới xin là việc trọng đại cả đời vì vậy trong lễ hợp hôn cô dâu chú rể phải hết sức cẩn trọng nghe theo sự sắp đặt của các bậc phụ huynh. Trong lễ hợp hôn lễ tơ hồng nhất thiết phải có bài văn cúng do người có kinh nghiệm cúng. Người xưa cho rằng việc vợ chồng là có ông Nguyệt Lão định trước cho nên phải tạ ơn ông ấy và cầu ông ấy phù hộ cho ăn ở được trăm năm với nhau.

Lễ cưới là gì?

Người Việt gọi lễ này là lễ rước dâu. Ngày nay, trong ngôn từ của đời sống thường ngày thì người ta gọi lễ này là lễ cưới hay hôn lễ. Đây là hình thức liên hoan mừng hạnh phúc cô dâu và chú rể cũng như hai gia đình. Đây là nghi lễ được một số xã hội quan tâm và thường chỉ được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Sắm lễ

Ngày lễ chạm ngõ gia đình nhà trai làm mâm lễ mặn xôi, gà cúng gia thần, gia tiên để trình báo việc hệ trọng của chàng trai. Lễ chạm ngõ nhà trai mang sang nhà gái gồm: Một cơi trầu, cau bổ tư hoặc để cả buồng, mứt sen, trà, rượu, thuốc lá, một thiếp vàng. Cha cô dâu tương lai mang lễ này đặt lên bàn thờ để cúng trình báo về việc hệ trọng của con gái.

Ý nghĩa văn khấn lễ cưới

Ngày cưới là ngày nhà trai đến đón cô dâu về nhà mình là cách chính thức hóa mối quan hệ vợ chồng sau một thời gian tìm hiểu và đến với nhau. Cũng như giấy kết hôn thì ngày cưới là ngày để bách tính làm chứng cho đôi bạn trẻ chính thức nên vợ thành chồng với nhau. Trong ngày cưới có rất nhiều nghi lễ, trong đó không thể thiếu việc đọc văn khấn lễ cưới. Cô dâu chú rể họ là con, là cháu của những người đã khuất. Nay dựng vợ gả chồng, đọc văn khấn lễ cưới chính là cách thông báo với gia tiên về hỉ sự này cũng như xin phép gia tiên cho đôi bạn trẻ được đến với nhau, trăm năm hạnh phúc. Đây có thể nói là nghi lễ mang đậm tính nhân văn của dân tộc ta. Thể hiện lòng kính trọng, tưởng nhớ đến những người đã khuất.

Những việc cần làm trước khi đọc văn khấn lễ cưới

Bàn thờ lễ cưới thiết lập ở giữa sân, có thắp hương nến. Cô dâu và chú rể quỳ trước bàn thờ để nghe một vi túc nho đọc văn khấn lễ cưới. Trong văn khấn đại khái là chú rể và cô dâu nghi ơn Nghuyệt Lão đã se lứa đôi cho hai người. Khi văn khấn đã đọc thì chú rể và cô dâu mỗi người bốn lễ rưỡi. Kế đó hai người cùng uống chung một ly rượu. Sau đó hai người ăn mỗi người một miếng trầu têm chung một quả cau và một lá trầu không.

Loading...

Khi đọc văn khấn lễ cưới cần chú ý những điều sau

Người đọc văn khấn gia lễ cưới phải là người trong dòng họ hay người lớn tuổi hoặc người chuyên trách đọc văn khấn. Phong thái đọc cần rõ ràng và mạch lạc. Không để người cao số đọc văn khấn, sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của 2 vợ chồng. Trang phục cần chỉnh tề cũng như thái độ kính cẩn, tôn nghiêm, trang trọng. Không để người tuổi hổ đọc văn khấn gia tiên ngày cưới vì quan niệm dân gian là muốn mọi việc bình an thuận buồm xuôi gió thì phải tránh những điều dữ.

Văn khấn lễ cưới

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Tín chủ con là: ………………………….
Ngụ tại: ……………….
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……………
Tín chủ con có con trai (con gái) kết duyên cùng ……………:.
Con của ông bà …………………….
Ngụ tại: ……………………
Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lễ vật theo phong tục nghi lễ thành hôn và hợp cẩn trước linh bài liệt vị gia tiên chư chân linh xin kính cẩn khấn cầu:
Phúc tổ đi lai
Sinh trai có vợ sinh gái có chồng                                                                                Lễ mọn kính dân duyên lành gặp gỡ
Giai lão trăm năm,
Vững bền hai họ
Nghi thất nghi gia
Có con có của
Cầm sắt giao hoà
Trông nhờ phúc Tổ.

Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin được phù hộ độ trì.

Loading...