Thái độ xã hội đối với phụ nữ đã được đánh dấu bằng sự kỳ thị hậu thuẫn bởi thành kiến và ảnh hưởng tôn giáo. Theo một số huyền thoại trong tôn giáo, người đàn ông được giới thiệu là con của Thượng Đế. Điều lạ lùng là người đàn bà không bao giờ được ban cho địa vị tương tự là con gái của Thượng Đế. Nhưng trong Phật giáo người phụ nữ có một nhân cách đặc biệt đó là dám nương theo uy lực của đức Phật để nói lên tiếng nói của chân lý.
Địa vị của người phụ nữ được tuyên bố bởi Đức Phật
Trái ngược với những tập quán mù quáng cản trở sự phát triển tinh thần thì Phật Giáo có thể được cho là ít kỳ thị nhất trong thái độ đối với phụ nữ. Không có chút nghi ngờ gì cả Đức Phật chính là vị đạo sư đầu tiên cho phụ nữ cơ hội bình đẳng, giải phóng trong lĩnh vực phát triển tinh thần. Tuy rằng vẫn có khi Ngài nói đến một số khuynh hướng tự nhiên cũng như những nhược điểm của phụ nữ nói chung. Nhưng Ngài cũng ngợi khen tài năng cũng như khả năng của nữ giới. Ngài thực sự dọn đường cho những người phụ nữ có thể tiến đến một đời sống tôn giáo hoàn toàn. Điều này cũng ngụ ý cho người phụ nữ có thể phát triển và thanh tịnh tâm mình như nam giới và đạt hạnh phúc Niết Bàn như nam giới. Điều này được chứng minh nhiều bởi những lời chứng của các nữ tu sĩ trong thời Đức Phật.
Đức Phật chỉ ra những khó khăn mà người phụ nữ phải chịu
Ngài chỉ rõ những điều cản trở và bất lợi mà người nữ phải chịu. Chẳng hạn như gian nan và khổ cực lúc phải xa gia đình vào ngày cưới để về nhà chồng cũng như nỗi thương đau phải tự mình gánh chịu để thích nghi với môi trường mới đầy khó khăn, trở ngại. Thêm vào đó là cái đau đớn về tâm sinh lý mà người đàn bà phải chịu đựng trong lúc kinh kỳ, mang thai và sinh nở.
Ranh giới giữa nam và nữ
Ranh giới giữa đàn ông và đàn bà biểu hiện trong phạm vi xã hội và gia đình, nơi vị trí của phụ nữ tương đối thấp hơn. Chẳng hạn, người phụ nữ bị hạ giá coi như một đồ vật. Địa vị của họ là ở nhà và bị điều động theo sở thích cũng như những điều mà chồng muốn. Phụ nữ không chỉ phải làm các việc lặt vặt trong gia đình mà chắc chắn còn phải lo toan về những việc trọng đại. Thí dụ một số người lấy vợ và sống với vợ, nhưng lại cho rằng các đồ ăn nấu bởi người vợ bất tịnh không đáng ăn.
Từ những trường hợp như vậy, một huyền thoại đã được xây dựng. Người nữ bị bêu xấu là tội lỗi, nhiều người nghĩ rằng đường lối duy nhất để phụ nữ khỏi làm điều ác chính là khiến cho họ luôn luôn bận bịu với nhiệm vụ làm mẹ cũng như những bổn phận trong nhà. Về tinh thần trong lãnh vực tu tập tôn giáo, địa vị mà phụ nữ đã có lần được hưởng cũng bị khước từ. Hơn nữa phụ nữ không bao giờ có thể tự mình thờ cúng. Họ cũng tin rằng phái nữ chỉ có thể lên thiên đường khi phục tùng tuyệt đối người chồng – thậm chí nếu người chồng ấy là một người ác. Đồ ăn do người chồng ăn dư còn lại thường là những thứ mà người vợ ăn. Những thí dụ trên đây cho thấy mức độ bất bình đẳng giữa nam và nữ giới.
Vai trò của người phụ nữ trong Phật giáo
Đức Phật cho thấy rõ ràng phụ nữ có khả năng hiểu biết giáo lý của Ngài và có thể tu tập giáo lý này để đạt tinh thần ở mức độ nào đó. Theo Phật Giáo con trai không phải là điều cần thiết để người cha được lên thiên đường, con gái cũng tốt như con trai nếu được tự do sống một cuộc đời độc lập. Đức Phật đã mở lòng giúp đỡ nâng cũng như nâng cao địa vị người phụ nữ trong chính đời sống thế tục. Tuy nhiên cho phép phụ nữ vào đời sống tôn giáo quả là quá tiến bộ trong thời ấy. Vì lẽ bản chất của sự cải tiến quá tiến bộ đối với sự suy nghĩ của thời đại ấy, người dân đã không thể tự thích nghi nên gây ra thoái trào.
Đức Phật khi nói đến người phụ nữ thì chính Ngài được coi như người đầu tiên giải phóng họ khỏi sự kỳ thị của xã hội và để con người biết đến với lối sống dân chủ. Chính trong Giáo Pháp Phật Giáo phụ nữ không bị khinh miệt và hạ phẩm giá mà địa vị còn được nâng lên như phái nam trong phương diện tinh thần cố gắng để đạt trí tuệ và giải thoát.