Tượng A-di-đà chùa Phật Tích là một tác phẩm điêu khắc bằng đá từ thời nhà Lý. Đây được xem là một tuyệt tác và tượng Phật mẫu mực,được sánh là kiệt tác mỹ thuật của Việt Nam.

 

Lịch sử

Theo văn bia Vạn Phúc thiền tự bi thì năm 1057 (niên hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ tư) vua nhà Lý cho xây chùa và dựng một ngọn tháp cao trên núi Lạn Kha, bên trong tôn trí pho tượng Phật cao sáu thước. Đây là pho tượng lưu truyền tới nay với biệt danh là “pho tượng Phật xưa nhất được xác định niên đại” của Việt Nam.Tính theo mét hệ thì pho tượng này cao 1,86 m; thêm phần bệ thì đạt 2,69 m.Tượng xưa thếp vàng thời gian trôi qua, tháp đổ, dân tìm được pho tượng đã tróc lớp vàng, lộ lõi bằng đá. Chính sự phát hiện của pho tượng này mà tên làng đổi thành Phật Tích.

Vào thập niên 1940 trong thời kỳ kháng Pháp vì áp dụng tiêu thổ kháng chiến,chùa Phật Tích bị đốt, toàn cảnh bị tàn phá nặng và pho tượng cũng bị hư hại do súng đạn bắn vào, gãy phần đầu và cổ, nhưng sau tượng được phục chế lại tuy không được hoàn hảo. Pho tượng này vẫn được thờ ở Thượng điện chùa Phật Tích.Có hai phiên bản đúc lại vào thập niên 1950 và 60.Hiện ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang trưng bày 2 phiên bản pho tượng Phật A Di Đà nổi tiếng này tại Chùa Phật Tích. Nhưng ít ai biết được giữa hai “phiên bản” này lại có nhiều chi tiết sai khá cơ bản đối với nguyên bản hiện đặt tại chùa Phật Tích, Bắc Ninh..Xét tới nay thì tượng A-di-đà chùa Phật Tích là pho tượng lớn nhất và nguyên vẹn nhất còn lưu lại từ thời Lý.

Loading...

Miêu tả

Tượng được tạc bằng đá xanh nguyên khối, có kích thước tương đối lớn, cao 1,85m, nếu tính cả bệ là 2,7m. Thân tượng biểu đạt một vị Phật đang ngồi tọa thiền, mắt khép hờ trong thiền định, khí sắc thanh tịnh tươi nhuần. Vẻ mặt thể hiện nội tâm cân bằng giữa động và tĩnh.Mặt tượng hình trái xoan, mắt hé mở, chỏm đầu có nhục khấu nhô lên, tóc xoăn.Hai tai dài rộng, dái tai tròn mọng chảy sệ xuống.Hai bên má đầy đặn trông phúc hậu, nhân ái. Sống mũi thẳng, nảy nở, thể hiện sự bao dung rộng lượng. cổ cao ba ngấn, vai rộng, thân dỏng, thế ngồi hơi dướn mình ra phía trước, hai tay đặt ngửa trong lòng kết ấn thiền định hàng ma với tay trái đặt trên tay phải, chân ngồi xếp bằng tròn kiểu kiết già. Thân Phật mặc áo khoác, xếp thành nhiều nếp nhẹ nhàng buông xõa. Tượng ngồi trên tòa sen hình bán cầu dẹp, trang trí bằng những cánh hoa sen úp và ngửa. Trong mỗi cánh lại tạc hình rồng cuốn.

Thân tượng mặc áo pháp rộng rãi, cách điệu kiểu lá sen, những nếp áo mảnh đồng thời cũng là gân lá sen, bàn tay trái đặt lên lòng bàn tay phải, nương nhẹ vào đan điền làm nên nét uyển chuyển. Hai chân xếp bằng theo lối kiết già vững chãi. Chiêm bái pho tượng chính là để cảm nhận và thực tập triết lý sống thanh tịnh, từ bi, hỉ xả muôn đời bất diệt…”.

Dưới tòa sen là một con sư tử đội lên, tượng trưng cho Phật lực quy phục được cả mãnh thú. Chân bệ là một khối hình chóp, cắt thành bốn bậc, có bình đồ hình bát giác. Trang trí chân bện là hình rồng, sóng, mây, lửa chập chờn, vần vũ.

So với tượng Phật đương đại thời nhà Đường bên Trung Hoa thì tượng Phật Trung Hoa có nét vạm vỡ trong khi tượng Phật thời Lý dáng thanh thoát, thon gọn. Để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh sẽ cho tiến hành quy hoạch tổng thể chùa Phật Tích, trong đó có việc dựng một Đại Phật Thành cao 27m theo nguyên mẫu pho tượng A Di Đà của chùa.

Giá trị văn hóa

Vì là tác phẩm tiêu biểu của triều nhà Lý, một triều đại rực rỡ trong lịch sử Việt Nam, tượng A-di-đà Phật Tích đã được dùng làm mẫu trong việc dựng Đại Phật tượng nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Phật đài Đại Phật tượng được dựng trên núi Phật Tích, tức núi Lạn Kha xưa, một ngọn núi cao 108 m, cũng là điểm cao nhất tỉnh Bắc Ninh. Toàn thể Phật đài cao 27 m, đã được khánh thành ngày 26 Tháng Chín, 2010. Công trình này làm bằng đá và khi hoàn tất, đạt kỷ lục là “pho tượng Phật bằng đá lớn nhất Đông nam Á”.

Loading...