Dâng hương tại gia là một tập tục truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Xưa nay dù thuộc tầng lớp nào của xã hội. người Việt Nam đều không bỏ tục ấy, đều lập ban thờ (giường thờ) Gia Tiên và Gia Thần. Gia Thần và Gia Tiên có thể được thờ trên cùng bàn thờ. cũng có khi được tách ra ở hai vị trí khác nhau. Ngoài ra. một số gia đình theo Đạo Phật hay Công giáo còn có thêm ban thờ Phật, thờ Bồ Tát. nhất là Bồ Tát Quan Âm. hay thờ Chúa. Dù được thờ chung hay riêng, người Việt Nam vẫn phân biệt rõ Gia Thần và Gia Tiên.

Lễ dâng hương tại đền Hùng
Lễ dâng hương tại đền Hùng

Nếu thờ Gia Thần, Gia Tiên cùng một han thờ: thì vị trí bát nhang thờ Gia Thần phải đặt cao hơn bát nhang thờ Gia Tiên một chút.
Người Viêt Nam xưa nay thờ Thổ Công. Thổ Địa có 2 cách: hoặc đặt trên bàn cao, hoặc đặt trên nền nhà. Theo khảo cứu. cách đặt thờ Thổ Công. Thổ Địa trên nền nhà là theo tục của người Tầu xưa. Trên bàn thờ Thổ Công của người Việt Nam thường đặt thờ ba mũ: hai mũ ông. một mũ bà, cũng có thể chỉ là một mũ ông. Mỗi mũ này có màu sắc khác nhau, tượng trưng cho màu sắc ngũ hành: kim, mộc. thuỷ, hỏa. thổ, vì mỗi năm thuộc các hành khác nhau. Bài vị cũng đồng màu sắc như vậy.
Một số nguyên tắc cũng của tục dâng hương tại gia vào các dịp tuần tiết, sóc vọng.
Mỗi tuần, tiết dâng hương tại gia đều có những điểm khác nhau nhất định từ phàm vật dâng cúng tới một số nghi thức và văn khấn, song giữa các kỳ tuần, tiết ấy vẫn có những nguyên tắc chung:
Vào ngày tuần tiết dâng hương phái khấn Gia Thần (thán ngoại) trước, Gia Tiên sau.
Vào ngày giỗ Gia Tiên thì phải cáo yết Thần Linh trước, sau mới cúng Gia Tiên.
– Khi cúng giỗ ai thì phái khấn người đó trước rồi tiếp đến Tổ Tiên nội ngoại, thứ đến Thần Linh chúa đất, sau cùng mới là tiền chù. hậu chủ.
Khi dàng hương lễ Thần ngoại Thổ Công, Táo quân, hay Thần Thánh thì bắt buộc phải nhập quán và xưng quốc hiệu (nêu địa chỉ).
Khi dâng hương lễ thần nội (Tổ Tiên) thì không được nhập quán và xưng quốc hiệu (nêu địa chỉ).
Nếu:- Bố chết thì phải khấn là Hiền Khảo.
– Mẹ chết thì phải khấn là Hiền Tỷ.
– Ống chết thì phải khấn là Tổ Khảo
– Bà chết thì phải khấn là Tổ Tỷ.
– Cụ ông chết thì phải khấn là Tằng Tổ Khảo.
– Cụ bà đã chết thì phải khấn là Tằng Tổ Tỷ.
– Anh em đã chết thì phải khấn là Thệ Huvnh, Thệ Đệ.
– Chị em gái đã chết thì phải khấn là Thệ tỷ. Thệ muội.
– Cô dì, chú hác đã chết thì phải khấn là Bá thúc cô dì lý muội.
Hoặc khấn chung là Cao tằng tổ khảo lý nội ngoại Gia Tiên.
Các phẩm vật đáng cúng: có thể làm ”lễ chay” và lễ mặn. Những gia đinh có ban thờ Phật thì chí dâng “lễ chay”, lễ có thể “bạc mọn”, hay “sang trọng” nhưng không thể thiếu: hương, đăng (đèn. nến), trà (chè), quá. tửu (rượu) nước thanh thuý. trầu cau (thường 1 hoặc 3 quá cau còn cuống với một lá trẩu), tiền vàng (kim ngân). Riêng đèn, nến thường là một cặp đặt hai bên phải, trái (tả. hữu) bàn thờ và đặt cao hơn các phẩm vật khác.. Đôi đèn, nến này tượng trưng cho hai váng Nhật Nguyệt (mặt trời, mặt trăng) và được thắp sáng suốt buổi lễ dâng hương.
Thắp nhang: Dù là kỳ dâng hương nào. lễ vật dâng cúng trên bàn thờ có thể chung nhưng nếu có nhiều bát nhang thì bát nhang nào cũng đều phải thắp hương, hương được thắp theo số lẻ: 1, 3. 5. 7… vì số’ lẻ thuộc dương. Theo luật “cơ ngẫu” của dịch lý thì số lẻ thuộc dương, tượng trưng cho phần vô hình, cho trời, cho sự trong sạch, cho sự mờ của vạn vật…
Nói là số lẻ nhưng theo lệ thường thì mỗi bát nhang ba nén. khi nhang bén gần hết một tuần nhang thì gia chủ thắp một tuần nữa rồi xin phép Gia Thần, Gia Tiên hoá vàng ngay giữa hai tuần nhang. Tiền vàng khi hoá thành tro rồi gia chủ thường vảy rượu vào.
Tại sao lại thường thắp ba nén. Tục xưa tin rằng khi thắp nhang lên người thì Trời – Đất – Người có sự cảm ứng. Cũng theo triết lý của người phương Đông thì cái nguyên lý phổ quát của vũ trụ. vạn vật tương ứng, tương cảm là: Thiên – Địa – Nhân. Vậy nên, có lẽ ba nén là tượng trưng cho ba ngòi Trời – Đất – Người chăng?
Tai sao lại rót rượu vào tro hoá vàng, tiền cúng. Vì người xưa tin rằng có làm như vậy thì người cõi âm mới nhận được. Chưa rõ sự tích và triết lý cùa việc ấy ra sao. Ngày nay chỉ thấy ai cẩn thận lắm mới làm điều ấy.
-Vái và lẻ: Mỗi kỳ dâng hương đều có vái và lẻ.
Vái thì các ngón tay đan vào nhau.
Lẻ thì hai bàn tay áp vào nhau, các ngón tay của hai bàn tay phải, trái không so le. không choãi các ngón ra như hình rẻ quạt và đều đặt ớ vị trí ngang trước ngực.
Vái và lẻ chỉ được thực thi sau khi các phẩm vật cúng lễ đã được đặt trên bàn thờ, đèn, nến đã được thắp sáng; nhang (hương) đã châm lửa. Có người cẩn thận không dùng lửa ở hai ngọn đèn (nến) để đốt hương, bảo rằng đó là ”lửa thờ”. Các nén nhang sau khi đã được châm lửa, người làm lễ kính cẩn dùng hai tay dâng các nén nhang ở vị trí ngang trán, vái ba vái rồi mới cắm nhang vào bát nhang trên bàn thờ. Cũng có người cắm nhang vào bát nhang rồi mới vái.Vái ba vái xong thì đọc văn khấn. Khấn xong, lẻ bốn lễ và thêm ba vái.
Vái và lẻ là hai biểu tượng nghi lễ có đôi chút khác nhau nhưng có điểm chung: đều là biểu tượng của sự giao hoà, cảm ứng Âm – Dương. Hai bàn tay tượng trưng cho hai nửa Âm Dương của vòng tròn thái cực, tay trái thuộc dương, tay phải thuộc âm, nên khi các ngón tay cúa hai bàn tay được đan vào nhau hay áp vào nhau là biếu tượng của sự giao tiếp, giao thái, giao hoà Âm Dương, còn các ngón tay thì tượng trưng cho Ngũ Hành.
Ngón cái – Thổ.
Ngón trò – Kim.
Ngón giữa – Thuỷ.
Ngón đeo nhẫn – Mộc.
Ngón út – Hoả.
Ấy là vòng tương sinh ngũ hành của hai nửa Âm – Dương.
Khi lễ Phật: Dù có xưng địa chỉ hay không xưng địa chỉ. nói tên hay không nói tên cũng đều được cả, chí cốt giãi bày lầm lỗi và ăn năn trước Phật đài sau đó cầu nguyện những điều mình mong muốn là được.

Loading...