Cúng thất là một nghi lễ Phật giáo do chư tăng cử hành. Khi tang lễ có thể có mặt nhiều người ngoài gia đình, họ hàng, thì cúng thất thường chỉ bao gồm những người thân trong gia đình của người quá cố, và một số ít họ hàng thân thuộc, cúng thất có thể được cử hành tại gia với những nhà sư được mời tới nhà, nhưng thường được cử hành tại chùa, đó chính là nơi thờ phượng đặt tro cốt của người quá cố.

Ý nghĩa lễ cúng thất

Tính từ ngày mất, sau bảy ngày cúng một lần gọi là cúng thất. Người đã lâm chung thường phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ty; sau 7 tuần vong hồn đã siêu thoát. Theo Phật giáo thì sau bảy tuần vong hồn đã vãng sinh. Giống như ở thế gian về ở chỗ mới cố định hơn. Điều này không có nghĩa là hương linh đã không còn khả năng vãng lai thăm viếng gia hộ cho con cháu. Đến 100 ngày cúng lễ tốt khốc. Lễ này có thể hiểu là con cháu thân nhân chỉ còn niệm tưởng thương nhớ mà không còn khóc nữa. Lễ cúng nói chung cốt ở lòng thành, kèm theo mâm cơm thông thường phải có nhang đèn bông trái trà nước. Cổ tục còn có việc đốt vàng mã nhà kho tiền bạc… Lễ tốt khốc nhiều nơi được chọn làm ngày nhập chung bàn thờ người mất vào bàn thờ tổ tiên ông bà. Sau một năm là lễ Tiểu tường, sau hai năm là lễ Đại tường. Từ đó về sau chỉ còn cúng vào dịp giổ và dịp tết. Những nghi lễ như cúng cơm, tụng niệm, cầu nguyện đều có hiệu năng rất tốt cho hương linh người quá cố. Người đã mất rất cảm kích tấm lòng mà con cháu hay những người thân dành cho mình. Đồng thời nương nhờ Phật lực, nhờ quý Tăng ni có đức độ và đạo lực mà hương linh được hưởng sự no vui thù thắng vi diệu. Điều cần nói thêm là chính người còn sống cũng hưởng được rất nhiều lợi lạc, nhiều phước báo an vui, đặc biệt là thắm nhuần thêm nguồn đạo lý vào trong tâm hồn của mình.
Con người sở dĩ đau khổ và có những buồn phiền và phần lớn là do thói quen bảo vệ cái ta nhỏ hẹp của mình. Tâm của mỗi người sở dĩ bị tù túng không thênh thang như tâm của bậc hiền nhân hay thánh nhân phần lớn là do thói quen xây dựng bình phong, rào chắn bảo vệ vị thế cho cái ta của mình. Muốn xả bỏ dần những điều đó là phải hạ mình thấp xuống, gieo năm rồi khom mình cúi lạy khi tụng kinh và làm lễ. Cái tự ngã nhỏ đi và mỏng lại chừng nào thì phiền não và mê muội càng giảm đi chừng ấy.

Nghi lễ cúng thất

Nghi lễ được cử hành tại chùa , thường thấy có một vài cho đến vài chục chư tăng cử hành lễ, tùy theo yêu cầu của gia chủ. Việc cúng thất bao gồm việc cúng cơm và cầu siêu cho người chết, dường như đây là một việc làm thường thấy đối với những gia đình theo Phật Giáo. Tuy nhiên, nếu việc làm này không xuất phát từ sự hiểu biết thì những người thực hiện sẽ không có niềm tin. Điều cần thiết trong mỗi người đó chính là niềm tin tưởng nhưng một khi đã đánh mất nó và làm một cách không thành tâm thì việc cúng kiếng cũng không giúp đỡ được người chết nhiều.

Người sau khi qua đời vì sao phải cúng thất?

Trung ấm thông thường tồn tại 49 ngày, chính là 7 lần 7. Trung ấm thì 7 ngày họ có một lần biến dị sanh tử, cũng chính là nói họ cứ 7 ngày thì có một lần rất đau khổ, vào ngay lúc này tụng kinh niệm Phật hoặc là tu sám pháp rồi hồi hướng cho họ, thì có thể giảm nhẹ đau đớn của họ.

Như vậy, cúng thất thật sự có ý nghĩa chỉ đối với những người đã mất chưa quyết là được tái sanh về cảnh giới nào, hoặc đang trong trạng thái mê mê tỉnh tỉnh của thân trung ấm. Việc cúng cầu siêu như vậy nhằm nhắc nhở và gợi cho những con người quá vãng hướng tâm về các thiện sự đã làm hoặc thiết tha thực hiện những tư tưởng đẹp đẽ, nhờ đó thần thức được tái sanh về cảnh giới tốt đẹp hơn.

Loading...
Loading...