Điều độc đáo của khu chùa Bái Đính là các công trình kiến trúc được toạ lạc ở các độ cao tăng dần lên. Vì vậy, theo “nhất chính đạo ” (không có con đường khác, bất nhị pháp môn) dẫn vào Thế giới Phật, từ đó bước lên các bậc đá cao mới đến tháp chuông chùa Bái Đính.

Miêu Tả Tháp chuông chùa Bái Đính

Tháp chuông chùa Bái Đính được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến trúc theo kiểu tháp chuông cổ, xà chồng cổ ngỗng, có đắp hoạ tiết hoa văn ôm lấy các hàm xà. Tháp chuôngchùa Bái Đính có 3 tầng với 3 tầng mái cong hẹp dần, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Kiến trúc của tháp chuông chùa Bái Đính hình bát giác, theo kiểu chồng diêm, cho nên có tất cả 24 mái cong với 24 mái đao cong vút lên. Mái đao theo kiểu hoa lá dây, biểu tượng cho sự sinh sôi nẩy nở, trường tồn. Mỗi mái đao cao 1,65m. Dưới mái đao có đắp các con bài hoạ tiết cao 2,3m để đỡ chân đao. Trên cùng của tháp chuông là chóp tháp hình búp sen cao 3,5m. Nếu tính đến đỉnh chóp, tháp chuông chùa Bái Đính cao gần 22m (tầng 1 cao 6,9m, tầng 2 cao 8,61m, tầng 3 cao 2,75m). Đường kính trong tháp là 17m, tính phủ bì đến chân đế đường kính là 49m. Trong tháp chuồng mỗi tầng có 16 cột, gồm 8 cột cái và 8 cột con. Ở tầng một, cột cái cao 16m, đường kính 0,8m; cột trung cao 8m, đường kính 0,7m.

Trong tháp chuồng chùa Bái Đính có cầu thang đi lên sàn ở tám phía, độ cao 6,9m để du khách đi xung quanh ngắm nhìn chuông. Tháp chuông chùa Bái Đính treo một quả chuông đồng nặng 36 tấn. Hiện nay, ở chùa Bái Đính còn có một chuông đồng nữa nặng 27 tấn. Chuông đồng được đúc tại Huế. Chày kình đánh chuồng bằng gỗ tứ thiết dài 4,2m, đường kính 0,3m, nặng 500kg. Đây cũng là một tháp chuông có quả chuông lớn, hiện nay “độc nhất vô nhị ” ở Việt Nam. Chuông đúc được pha vàng nên tiếng ngân vang rất xa.

Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Đại hội đồng chuông lớn nhất Việt Nam” (phá kỷ lục Việt Nam), ngày 12 tháng 12 năm 2007.

Loading...