Những thành phần tham dự tang lễ gồm có:

Trước hết là người chủ tang và các thân nhân trong hàng ngũ phục có để tang người quá cố đi sau đại dư theo thứ tự trước sau.

Sau đại dư có bạch mạc là một cái màn che (còn gọi là phương du). Thân nhân trong hàng ngũ phục đều đi trong bạch mạc.
Tục lệ Việt Nam: “cha đưa, mẹ đón”, nên nếu ngưòi chết là mẹ, các con trai phải chống gậy đi giật lùi trước đại dư; nếu là cha, thì chông gậy đi theo sau.

Điều này ngụ ý cha nghiêm (nghiêm đường, nghiêm phụ) con chỉ biết lẽo đẽo theo khóc, không dám lên phía trước đón ngăn lại trên đường vĩnh biệt như đối vối mẹ hiền (gia từ, từ mẫu).

Con dâu con gái và những phụ nữ thân thuộc gần gũi đi dưới Bạch mạc, căng vuông, trên đầu có diềm buông cao bôn bề, để che mưa nắng. Con dâu trưởng và con gái thường nằm ngang đường, thỉnh thoảng lăn vài vòng, gọi là lăn đường. Đô tuỳ khiêng đại dư phải liệu tránh hoặc bước qua.

Loading...

Quanh linh cữu có những người thân thích đi kèm đại dư hoặc ngồi hai bên linh cữu gọi là hộ tang. Có khi 4 góc đại dư buộc 4 sợi dây, có người cầm gọi là chấp phất.

Sau thân nhân ngũ phục là đến các bậc tôn trưởng và họ hàng không tang, cuối cùng là quan khách, bằng hữu, cháu chắt đi theo linh xa, không đi theo linh cữu.

Trong khi đám tang đi trên đường, còn có lệ rắc các thỏi vàng giấy, giấy tiền dọc bên đường vì tin rằng ma quỉ bám quanh quan tài, nhờ tiền và vàng giấy tống tiễn chúng để nhẹ bớt dễ đi.

Các đám tang theo nghi lễ Phật giáo còn có đoàn thể phật tử đi đưa, có các bà vãi cầm phướn đi dưỡng dực hai bên, đọc kinh niệm Phật, gọi là đi hộ phúc, có sư mặc áo cà sa tay gõ mõ, miệng tụng kinh cầu nguyện cho linh hồn được siêu sinh tĩnh độ.

Nếu người chết đã qui Phật thì các vãi đội cầu bát nhã làm đường cho vong hồn đi sang Tây thiên. Nhà sư và các vãi cầm phưón, đội cầu bao giờ cũng đi trước linh xa dẫn dắt vong hổn đi. Các đám tang theo nghi lễ Thiên Chúa giáo cũng có các hội đoàn hàng xứ đi theo đọc kinh cho linh hồn người quá cố

Loading...