Tết Hàn thực vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, vào ngày đó mọi nhà không để lửa mà ăn đồ ăn đã chuẩn bị sẵn hôm trước: đồ ăn nguội, nên gọi là Hàn thực.

Nguồn gốc tục lệ:

Tết này có nguồn gốc từ Trung Hoa và thông dụng ở nưốc ta từ lâu.

Theo điển tích

Vào khoảng năm 654 trước Công nguyên thuộc thời Xuân Thu, nước Tấn (một chư hầu của nhà Chu) có loạn. Công tử Trùng Nhĩ phải chạy lánh nạn qua nước Địch, đến Tề, tới Tề rồi sang Sở ròng rã 19 năm. Trong một lần đói khát không tìm ra cái ăn, Giới Tử Thôi – một bầy tôi theo hầu Trùng Nhĩ, đã cắt thịt đùi nấu cho chúa ăn. Biết được chuyện này, Trùng Nhĩ vô cùng cảm kích.

Sau đó Trùng Nhĩ giành được nước, làm vua gọi là Tấn Văn Công. Khi ban thưởng cho những bầy tôi có công, nhà vua quên mất Giới Tử Thôi, nhưng ông không oán giận, tự xét công lao mình, rồi đem mẹ vào ở ẩn trong núi Miên.

Loading...

Đến khi nhớ lại công ơn của Giới Tử Thôi, Tấn Văn Công cho người đi tìm, biết Giới Tử Thôi ẩn ở núi Miên, gọi mời mãi ông vẫn không ra, vua cho rằng nếu đốt cháy núi Miên, mẹ con Giới Tử Thôi ắt hẳn phải xuống núi. Nào ngờ, khi vua cho đốt rừng, mẹ con Giới Tử Thôi cũng đành chịu chết cháy trong núi. Đó là ngày mùng 3 tháng 3. Tấn Văn Công thương xót cho lập miếu thờ Giới Tử Thôi và cấm dân gian không được dùng lửa trong ngày đó, nên phải đun nấù thức ăn từ trước.

Khi trở thành lễ tết ở Việt Nam, người Việt Nam không kỉêng lửa vào ngày 3 tháng 3, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện, chỉ có điều người Việt tượng trưng cho tết Hàn thực bằng bánh trôi – bánh chay, với ý nghĩa tượng trưng đổ là những thức ăn nguội – Hàn thực. Vì vậy, người Việt gọi tết Hàn thực bằng tên gọi khác là tết Bánh trôi – Bánh chay.

Loading...