Còn gọi là tết Đoan dương. ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc (còn gọi là Lễ hội Thuyền rồng) cũng như một số nước Đông Nam Á như Triều Tiên và Việt Nam. Dân gian quen gọi là Tết mùng năm hay Tết “giết sâu bọ”.

Sự tích Tết Đoan Ngọ

Ở Việt Nam, vào một ngày sau vụ mùa nông dân chúng đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản gồm có bánh gio, trái cây sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan ngọ” vì giờ cúng vào giữa giờ ngọ

Theo quan niệm xưa thì trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá, thường có sâu bọ, nếu không trừ khử thì sẽ ngày càng sinh sôi nảy nở, gây nguy hại cho người. Nhưng giết chúng không phải dễ, và trong chu kỳ một năm thì ngày mùng 5 tháng 5 chúng mới lộ diện nên mới có thể giết chết. Giết sâu bọ bằng thức ăn, có hoa quả và rượu nếp, và sau khi ngủ dậy, súc miệng và giết chúng ngay, trước hết ăn rượu nếp vào cho chúng say, sau đó ăn trái cây vào làm cho chúng chết. Đối với con trẻ, có tục bôi vào hai bên thái dương và rốn bụng một ít nước Thần sa Chu sa, cũng có thể cho chúng uống một ít nước đó, để cho con trẻ được an toàn hơn.
Ngoài ra, người ta cho trẻ đeo chỉ ngũ sắc và một cục hồng hoàng với những túi nhỏ tết hình quả đào, quả khế, quả ớt… bằng the lụa màu sặc sỡ. Trẻ nhỏ còn được nhuộm móng tay móng chân bằng lá móng, trừ ngón tay trỏ và ngón chân trỏ. Chất liệu để nhuộm là một loại lá, gọi là lá nhuộm móng tay, người ta đi hái hay ra chợ mua từ hôm trước, và tốì hôm đó giã nhỏ nắm lá đem đắp lên móng tay (trừ móng tay trỏ) và móng chân, buộc lại bằng lá vông, cho đến sáng hôm sau bỏ ra. Móng tay, móng chân có màu đỏ tươi như son trông đẹp mắt.
Những túi nhỏ mà trẻ con đeo gọi là bùa tua bùa túi. Mỗi một túi bùa gồm: Một cục hồng hoàng, kỵ rắn rết; Một túi hạt mùi, kỵ gió; Một quả ớt màu vàng, đỏ, xanh; Một quả khế, mỗi múi một màu; Một quả na; Một quả hồng. Bùa đeo ở cổ hay chéo lên người trong suốt ngày tết.

Theo quan niệm truyền thống, người ta cho rằng những cây thuốc tìm hái được đúng vào 12 giờ trưa (giờ Ngọ) tết Đoan ngọ đều là những vị thuốc tôt, có thể chữa được bách bệnh. Những lá thuốc, cây thuốc hái được vào trưa mùng Năm này được phơi khô, rồi đem sao sắc uống để chữa bệnh. Những cây được ưa chuộng nhất là lá ngải cứu, lá đơn, lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối. .. đem về phơi khô, để nấu nước uống cho lành. Lá đơn mùng Năm chữa bệnh đơn rất hay, lá ngải cứu mùng Năm trị bệnh đau bụng rất kiến hiệu.
Trong lễ này, nhiều làng có tục ăn trứng luộc, ăn kê (kê ăn lẫn vối đường cát và bánh đa). Người lớn, cả đàn bà uông tí chút rượu hoà tam thần đan hay hồng hoàng, cũng để giết sâu bọ.
Nhà nào nhà nấy làm cỗ cúng gia tiên. Vì đương mùa dưa hấu, nhiều nơi cúng bắt buộc phải có dưa hấu với đường cát. Nhiều nơi con cháu lo biếu tết ông bà cha mẹ, con rể sêu tết cha mẹ, học trò biếu tết thầy dạy. Quà biếu tết mùng 5 thường là ngỗng với đậu xanh hay dưa hấu với đường…
Ở Nam Trung Bộ và Miền Nam Việt Nam, bánh tro đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ
Ngoài ra, trong tết Đoan dương, nhiều địa phương còn có tục khảo cây lấy quả. Tục khảo cây làm đúng vào giò Ngọ cùng ngày mùng 5 tháng Năm. Một ngưòi trèo lên cây đại diện cho cây, một người đứng dưối gốc làm việc tra khảo. Người ta khảo hỏi tại sao cây không có quả, và nếu cố tình như vậy sẽ bị chặt hạ. Người trên cây van lạy xin đừng chặt, hứa mùa tới sẽ ra quả. Sau đó người ở dưới hỏi số lượng quả mà cây sinh nở, tuỳ theo tính chất của cây và ước vọng của người trồng mà người thay cây trả lời nhiều hay ít.

Ngày nay, Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam ngày nay vẫn có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống văn hóa xã hội. Người dân vẫn nô nức chuẩn bị lễ cho ngày Tết Đoan Ngọ với tấm lòng thành kính hướng về những giá trị truyền thống. Có điều trong ngày Tết Đoan Ngọ thời hiện nay, mọi người thành tâm sắm lễ bao nhiêu thì các tục lệ ngày càng bị bãi bỏ hoặc lược bỏ bấy nhiêu.
Mâm cỗ lễ ngày Tết Đoan Ngọ vẫn đầy đủ các thức như ngày lễ trong xã hội truyền thống với đầy đủ các thư: rượu nếp, hương, hoa, vàng mã, nước mưa; các loại hoa quả: mận, đào, hồng xiêm, đưa hấu, vải, chuối v.v.., và việc chọn mua đồ lễ vẫn được chọn rất cầu kì. Cuộc sống thời hiện đại dù bận rộn đến mấy, nhưng ý thức về một ngày tết giết sâu bọ luôn được mọi người ghi nhớ. Tục lệ sáng ngày mồng 5 tháng 5 mọi người phải giết sâu bọ vẫn được các thành viên gia đình trong xã hội ngày nay thực hiện. Nhưng, phần nhiều các tục lệ trong xã hội truyền thống vào ngày Tết Đoan Ngọ nay đã được bãi bỏ hoặc lược bỏ, có thể nêu như sau: tục mọi người không được ngồi vào ngưỡng cửa, tục nhuộm móng chân và móng tay, tục tắm nước lả mùi, tục hái thuốc vào giờ Ngọ, tục treo ngải cứu để trừ tà, tục lễ biếu thăm hỏi nhau. Có lẽ trong cuộc sống đương đại người ta không có điều kiện để thực hiện các tục lệ này, như: Nhà ở hiện nay xây dựng không có ngưỡng cửa, nhiều thanh niên Việt Nam ở thành thị không biết cái ngưỡng cửa là gì. Hay nhiều địa phương ở ven sông hoặc ven biển thay vì tắm nước lá mùi vào giờ Ngọ thì mọi người đi tắm sông hoặc tắm biển và vẫn gọi là tắm Tết Đoan Ngọ. Rồi công việc làm bận rộn, người ta không đi thăm hỏi nhau nữa…

Loading...
Loading...