Nhà Phật có một khái niệm gọi là “chấp ngã”, “chấp ngã” này tức là một trong một cản trở lớn nhất của tịnh tâm. “Chấp ngã” tức là chấp cái “Tôi”, là nhân tính cố chấp mù quáng về bản thân, nói một cách đơn giản hơn là lòng tư lợi và ham muốn cá nhân.

Rất nhiều người nâng cao việc tu dưỡng đạo đức hoặc học Phật, thỏa mãn với việc chỉ hiểu được đạo lý, ham muốn cá nhân hoặc những hoang đường cố chấp, thực ra những điều này vẫn chưa đủ. Chấp ngã là một khuyết điểm cơ bản của nhân tính, ẩn tàng sâu vào các phương diện, như là: tri kiến, tâm tư, thực hành. Con người chỉ có phá chấp ngã trên thực hành thì mới có thể giải thoát và tự do.

Phật thường dùng những cuộc sống bình thường của dân gian để gợi ý cho các đệ tử, giảng dạy Phật pháp. Trong câu chuyện dưới đây, Phật sẽ lấy sự mông muội của con bò để nói đến sự mông muội của con người và nói về ý nghĩa của “chấp ngã”.

Khi Phật ở Trúc Lâm tịnh xá của nước La Duyệt Để, một ngày kia, Phật nhận lời mời của một cư sĩ, đi cùng các đệ tử vào thành phố thuyết pháp. Sau khi kết thúc, trên đường quay về tịnh xá gặp một người đang đuổi đàn bò về thành phố. Con bò nào cũng to béo, trên đường đi các con bò cứ chạy tán loạn, va chạm vào nhau. Phật nhìn thấy cảnh này liền theo cảm xúc đọc ra một bài thơ:

Thí nhận thao trượng
Hành mục thực ngưu
Lão tử do nhiên
Diệc dương mệnh khứ
Thiên bách phi nhất
Độc tính nam nữ
Trữ tập tài sản
Vô bất suy Tang
Sinh giả nhật dạ
Mệnh tự công tước
Thọ chi tiêu tận
Như huỳnh xuyên thủy

Loading...

Về đến tịnh xá Trúc Lâm, Phật rửa chân xong thì ngồi xuống, A Nan hỏi: “Thứ đức Thế tôn, trong những câu thơ ngài đọc trên đường về, đệ tử chưa hiểu hết ý trong đó, xin thế tôn gợi ý!”

Phật nói với A Nan: “Trên đường về con có nhìn thấy người chăn bò kia đuổi các con bò vể thành không?” A Nan trả lời: “Dạ có.”

Phật nói tiếp: Chủ của những con bò đó là một gia đình làm nghề giết bò, vốn nuôi hàng nghìn con bò, vì muốn cho bò to béo hơn, gia đình đó thường xuyên thuê người chăn bò cho đàn bò này đến những chỗ có nhiều cỏ để ăn, rồi sẽ chọn ra những con bò to béo để giết đem đi bán. Ngày qua ngày, đàn bò này đã bị giết đì gần một nửa, nhưng những con bò ngu đốt kia vẫn không biết gì, vẫn đi ăn cỏ vui chơi mỗi ngày hoặc đi đánh nhau với những con bò khác. Ta đọc bài thơ này chính là vì thương chúng vô trí.

Sau đó, Phật lại gợi ý cho đại chúng: “Không những là những con bò này, thế nhân cũng như vậy, không hiểu được đạo lý vô thường, cố chấp nghĩ rằng sẽ có một “ngã” không bao giờ thay đổi tồn tại, mỗi ngày chỉ biết thỏa mãn những ham muốn, còn làm hại nhau vì những ham muốn không bao giờ thỏa mãn được. Khi vô thường đến lại không có khả năng vượt qua, uổng phí rơi vào vực sâu của luân hồi, kiếp nào cũng không thể thoát khỏi. Cho nên, thế nhân và những con bò này có gì khác nhau đâu!”

Những người không thể phá “chấp ngã” thường nghĩ rằng những thứ mình nghĩ đều đương nhiên là đúng/ những thứ mình muốn có được thì đương nhiên sẽ có được, “ngã” đương nhiên sẽ cao hơn mọi thứ, được ưu tiên hơn mọi thứ. Vì vậy sẽ không thể tránh được nảy sinh thiên vị, ham muốn chinh phục, đau khổ, tham lam, oán hận. Nhân tâm và dân gian sẽ trở thành địa ngục, những đau khổ và tội ác mà Phật nói thì sẽ toàn bộ xuất hiện.

Trên thực tế, “ngã” làm sao có thể được ưu tiên hơn, cao hơn mọi thứ? Chúng sinh bình đắng, không đối xử người khác bằng lòng bình đẳng, người khác cũng không thể đối xử với mình bằng lòng bình đẳng. Lấy ác trị ác, lấy ích kỷ trị ích kỷ, bắt đầu vòng tuần hoàn xấu ích kỷ và ác, con người vì thế mà khó thoát ra bể khổ. Chỉ có phá “chấp ngã”, xây dựng giá trị quan và thế giới quan chính xác, mới có thể thoát khỏi tình trạng như thế này.

Loading...