Nghi trượng một đám tang theo lễ xưa gồm nhiều thành phần như sau:

Phương tướng: 4 hình người cầm binh khí dẫn đường, đồ mã nan tre phất giấy bốn mặt, hình dung dữ tợn cầm khí giới chuỳ đồng.

Có nhà mướn người vẽ mặt đeo râu, xoã tóc, mặc áo phường tuồng cầm gươm giáo tượng hình phương tưổng, đi dẫn đầu.

Cờ Đan triệu: Trên viết hai chữ Trinh Thuận (đàn bà) hoặc Trung Tín (đàn ông)

Thể kỳ: Là bức hoành bằng vải trắng đề 4 chữ ”Hỗ Sơn vân ám” (nếu người quá cố là cha) hoặc “Dĩ Lĩnh vân mê” (người quá cố là mẹ). Hai bên có đèn lồng ghi chức tước, danh hiệu người chết.

Loading...

Minh khí: Đồ mã theo tín ngưỡng thời xưa.

Minh tinh: là tấm lụa đỏ dài hơn bốn mét căng trong một cái khung làm như hình một chiếc thể môn tám cột bôn mái cong, đặt trên một chiếc án hai đòn dọc bốn người khiêng, cao ngất nghểu chằng buộc công phu.

Trên tấm lụa viết tên huý, tên hiệu, tên thuỵ của người mất, theo cách kể “quỷ, khốc, linh, thính” sao cho chữ cuối cùng không đúng vào . hàng chữ “quỷ, khốc” là được.

Nếu chạm vào hàng chữ Quỷ hay chữ Khốc thì phải liệu xếp đặt bỏ đi hay thêm lên một hay hai chữ cho được gặp Linh hoặc Thính, bớt đi hay thêm chữ vẫn phải giữ cho lời văn được chỉnh. Minh tinh bao giờ cũng viết chữ trắng, không viết mực đen chữ viết rộng bề ngang, hẹp bề dài.

Những người làm quan to, trên minh tinh viết cả chức tưóc, phẩm hàm nên nhiều khi rất dài.

Đôi với người nghèo, nhiều khi chỉ dùng một tờ giấy điều, cắt 3 dải phía dưới, đề chữ trắng, buộc lên một cành tre lớn (cành phan) do một đứa trẻ mang đi đầu đám tang.

Hương án: Bày giá gương, độc bình, mâm ngũ quả và đồ tam sự; tiếp đó là mâm bày lợn quay, xôi hay bánh trái (ngụ ý thay cho lễ tam sinh)

Thực ẩn: Trên có bày tam sinh (lợn, dê, gà quay), bánh trái.

Trướng đối: của con cháu thân thuộc và bạn hữu phúng, đều căng lên trục và đem đi rước. Ở thôn quê, trướng đối thường là vải trắng chữ viết mực đen.

Linh xa đi sau, bốn người khiêng, tựa như long đình nhưng không sơn thếp lộng lẫy, trong để hồn bạch với bát hương bình hoa và đèn nến. Đằng trước là đồ minh khí (đỗ mã) đủ cả biển đèn làm theo kiểu bát bửu. Phường bát âm đi trước mặt. Đi liền kề hai đầu đòn linh xa là biển đan triệu phất giấy, đàn ông đề hai chữ “Trung Tín”, đàn bà đề “Trinh Thuận” hoặc “Trinh Tiết”.

Cờ công bố: Là 3 mảnh vải trắng treo trên cành đi trước, dùng làm hiệu cho những người khiêng linh cữu biết mà đi cho đều bước trước các khúc đường cao thấp gồ ghề. Sau cờ công bố là các nghi trượng như mũ áo đại triều, kiệu phong của người chết, cờ hiệu, tán, lọng, v.v… kế đến là kèn trông, tang nhạc các loại.

Đại dư để linh cữu đi sau cùng. Nhà giầu thường làm đồ mã tượng hình thuyền bát nhã lồng vào đòn khiêng và nhà táng che phủ quan tài. Những đồ mã này có nhiều con giống, nhiều hình người nhỏ bé nhồi bông đủ cả râu ria áo mũ…

Thông thường, linh cữu chỉ cần 8 – 10 người khiêng gọi là đô tuỳ. Họ làm theo tiếng sênh của người chấp hiệu nhịp nhàng thong thả, từ việc bắt tay vào đòn khiêng, đến việc lên tay, lên vai, rồi nhấc chân đi, đứng, dừng lại, đổi vai… nhất nhất đều nhịp nhàng.

Dân gian có tục giữ cho thi hài người chết như được nằm yên. cho nên khi di chuyển cần phải nhẹ nhàng, thậm chí có nơi cố khiêng dềnh dàng, thể hiện sự lưu luyến với người đã khuất.

Con cháu đi theo linh cữu, con trai đều mũ gậy, người nào vắng thì mũ gậy quàng buộc trên đầu đòn, đưa đám cha thì chống gậy tre để tròn, đưa đám mẹ thì chông gậy vông đẽo vuông.

 

Loading...