Nếu không tin vào luật nhân quả con người sẽ sinh ra khuynh hướng vội vàng hưởng thụ. Đạo đức do vậy sẽ bị băng hoại suy đồi và vô phương cứu vớt. Sự độc ác, tội lỗi và hèn hạ sẽ lan tràn. Vì chết là hết không còn quả báo chẳng còn tái sinh không còn trách nhiệm ràng buộc gì nữa và tất cả đều trở về cát bụi. Nếu vậy thì nhân loại sẽ đứng trước nguy cơ của một xã hội chỉ nhắm đến lợi ích cá nhân. Ngược lại nếu tin vào nhân quả con người sẽ luôn ý thức và có trách nhiệm với mỗi hành động của mình. không chỉ tìm hạnh phúc cho riêng mình mà còn làm lan toả hạnh phúc và lợi ích tới những người xung quanh để từ đó xã hội tốt đẹp và nhân văn hơn. Vì thế luật nhân quả là chìa khoá để mở cửa vào lĩnh vực đạo đức của xã hội va là một cuộc cách mạng tâm linh. Nó phù hợp với lương tâm và đạo đức loài người. Nó đặt trách nhiệm nơi chính mỗi cá nhân với việc làm của mình, không nô lệ vào thần thánh. Luật nhân quả là nền tảng của đạo đức nhân bản nó cao cả hơn mọi nền đạo đức nào khác.

Quy luật nhân quả được xem là nền tảng của thế giới tâm linh và vật chất

Khi Đức Phật giác ngộ thì Ngài nhận ra luật nhân quả là nền tảng của thế giới tâm linh và vật chất. Có thể thấy những hiện tượng tâm lý đều có những sự liên quan  rất chặt chẽ đó là luật nhân quả. Luật nhân quả là sợi dây vô hình nối liền hai biến cố xuyên qua thời gian và không gian. Cho nên khi hiểu về nó ta có thể thay đổi biến cố đó theo chiều thuận thay vì phải lo sợ hối lộ hoặc cầu khẩn một vị thần linh tưởng tượng nào đó phù hộ cho ta hoặc thỏa mãn điều ta mong ước. Luật nhân quả rất đơn giản nếu muốn có một kết quả tốt thì ta phải tạo nhân lành. Thí dụ như khi bản thân ta nuôi dưỡng sự hận thù gen ghét thì chắc chắn ta không thể vui cười hồn nhiên được. Khi ta gạt gẫm người khác thì tối về ngủ không yên giấc vì sợ bị phát hiện. Và ta gieo hạt lúa thì không bao giờ được cây cổ thụ. Khi con người bắt đầu hiểu được như vậy thì họ lấy về được một phần sức mạnh của những vị thần linh. Họ bắt đầu làm chủ được tương lai của họ và lấy lại định mệnh từ tay các vị thần. Hiểu và tin được luật nhân quả là một cuộc cách mạng tâm linh vì sự nhận thức đó sẽ phá tan xiềng xích của sự mê tín và phần nào giúp con người có thể làm chủ được cuộc sống của chính họ.

Luật Nhân quả và khái niệm không gian thời gian

Khi đi từ thế giới tâm linh qua thế giới vật chất thì sự thể hiện của luật nhân quả thay đổi từ rõ đến mờ. Chính ở thế giới tâm linh mọi việc diễn ra rất nhanh và rõ nhưng khi qua cái màn nặng nề của thế giới vật chất thì luật nhân quả bị loãng ra vì phải trải qua nhiều thời gian mới hiện ra rõ được. Bản thân con người luôn bị vật chất làm mờ rồi rất khó mà nhận thức luật nhân quả. Thí dụ như kẻ trộm thành công một vài lần rất khó nhận thức rằng mình sớm muộn gì sẽ vào tù. Nếu như kẻ trộm đó biết nhận thức được mình cần phải xóa đi lòng tham nơi bản thân thì trong tức khắc có khả năng thay đổi được chiều hướng cuộc sống mình bằng cách học nghề và làm ăn lương thiện. Ngược lại nếu anh ta vẫn cứ hành nghề bất lương, và lòng tham càng lớn thì một thời gian sau đó anh bị bắt vào tù và sẽ hối hận. Với đời sống con người có giới hạn thời gian và sự nhận thức có được khi hoàn cảnh xấu xảy. Ngoài ra khi họ tiến quá sâu trong hoàn cảnh xấu thì việc trở lại điểm ban đầu rất là gian nan. Khi mỗi người hiểu được luật nhân quả thì câu hỏi có định mệnh hay không chắc chắn họ sẽ trả lời được. Định mệnh có thật khi ta để lực nhân quả lôi cuốn và thụ động ở tâm lý của mình . Định mệnh không có khi ta chủ động biến chuyển những tư tưởng xấu thành tốt và theo đó diễn biến tốt lành sẽ đến với ta. Đôi lúc cái nhận thức nhân quả ở thế giới vật chất rất khó khăn vì có những người luôn làm việc lành mà sao lại gặp ác, rồi chính họ sẽ rất chán nản và cho rằng luật nhân quả không tồn tại. Sở dĩ như vậy vì con mắt phàm không thể nhìn thấu được quá khứ và không hiểu được những khúc mắc của nghiệp. Nếu có người nào đó luôn giữ được tâm hồn tha thứ thì mặc dù có chuyện xấu xảy đến với họ nhưng cái tác động trên tâm lý tạo sự đau khổ giảm đi rất nhiều.

Nhân quả trong lối sống của con người 

Nếu nhìn về phương diện xã hội và thế giới, cả cộng đồng nhân loại cũng thật bé nhỏ và không thể kiểm soát được tất cả những gì sẽ xảy ra. Như bàn tay của con người biết lúc nào phải mở ra và lúc nào phải nắm lại nhưng khi đã nắm lại thì trong bàn tay vẫn còn chút kẽ hở vậy. Một cuộc sống vốn không công bằng với con người nhưng có một quy luật dành cho cuộc đời con người ấy không sai không khác, đó là nhân quả. Nhân quả trong lối sống của con người bao gồm những điều tốt đẹp và những điều hết sức bi thảm. Nhân quả về tương lai của một người giống như một bài toán khó cần tìm ra công thức để giải đáp. Việc tìm công thức giải đáp bài toán là một quá trình đòi hỏi nhiều công sức và trí tuệ. Nếu người tìm ra công thức giải được bài toán khó này trong một thời gian nhanh nhất được xem là người có thể bắt kịp được tương lai. Nếu người nào rất khó giải được bài toán thì xem như người đó chưa bắt kịp công thức của cuộc đời mình, họ cần tìm kiếm nhà toán học hoặc nhà thông thái nào đó để xin nhận được sự giúp đỡ. Nhân quả dù tốt hay xấu đều tùy thuộc vào con người. Mỗi cá nhân tự gây tạo nghiệp nhân cho mình và chỉ chờ đợi diễn biến của cái kết. Trong mỗi thời khắc đã qua từ hiện tại đến tương lai là một chuỗi tương tác liên tục. Những việc làm của chúng ta hôm nay có thể cho biết câu trả lời của ngày mai cho dù không chắc chắn như chúng ta nghĩ. Nếu chúng ta muốn tận hưởng chuỗi nhân quả cuộc đời theo hướng tốt thì không gì bằng việc tạo ra một lối sống tốt và lối sống ấy rất cần có nguồn động lực, sự quyết tâm mạnh mẽ của chính bản thân.

Nhân quả và Thiên Chúa giáo

Mặc dù Thiên Chúa giáo không đề cập nhân quả một cách trực tiếp nhưng tất cả những câu chuyện trong Thánh kinh đều khuyên răng con chiên hãy củng cố lòng tin nơi Chúa, thương người và giúp đỡ xã hội thì sẽ được cuộc sống hạnh phúc trong vĩnh cửu. Nói một cách khác Chúa khuyên con chiên tạo nhân lành thì kết quả cuộc sống hạnh phúc sẽ dễ được thực hiện trên thế gian này và nếu tất cả mọi người làm được thì sẽ được hạnh phúc trong vĩnh cửu. Tuy nhiên có nhiều con chiên quá cuồng tín dùng sức mạnh áp đặt niềm tin lên kẻ khác và kết quả là hận thù và chiến tranh. Điều dễ hiểu là vì cái tâm luôn tham , sân và si mê cho nên kết quả sẽ là chiến tranh và đau khổ. Vấn đề này không hẳn xảy ra ở đạo Chúa mà còn gặp ở nhiều tôn giáo khác hoặc ngay cả ở đạo Phật. Đó là vì con người mê lầm không chữa trị cái tham, sân si nơi chính mình mà muốn thay đổi thế gian. Muốn cái quả khác cái nhân thì chắc chắn không bao giờ có được. Nếu có kẻ nào nói làm được hẳn là họ tự gạt mình và chính họ đang sống trong ảo tưởng u mê. Tôn giáo cũng như thuốc, nếu trị đúng bệnh thì thuốc tốt nhưng nếu thuốc quý mà dùng sai bệnh thì có thể thành độc dược. Vì thế không thể nói thuốc này hay hơn thuốc kia được.Tác động trên tâm lý của Thiên Chúa giáo là dùng tình thương người và sự tha thứ tạo cái duyên lành để phần nào làm giảm bớt ảnh hưởng của hoàn cảnh xấu. Nếu bản thân ta luôn tin vào một Thượng Đế công bằng bác ái  thì chính ta sẽ giao phó cho Ngài xử phạt những bất công trong cuộc đời ta. Như thế thì ta không bực tức hay cố gắng tìm cách trả thù. Với lòng tin đó ta sẵn sàng tha thứ kẻ muốn ám hại ta và chính tâm ta được an ổn và ta gieo rắc sự an ổn đó cho những người chung quanh ta. Làm được như vậy, mặc dù ta không đi khắp nơi để truyền giáo nhưng chắc chắn sẽ có rất nhiều người theo vì họ thấy ta sống tốt. Như thế lời cầu nguyện hữu hiệu nhất phát xuất từ tư tưởng tha thứ thương yêu chớ không phải từ miệng nói tiếng thương yêu trống rỗng. Giáo đường chân thật của một linh mục hay mục sư là sự an ổn của con chiên khi họ cảm nhận được tình thương và sự tha thứ chân tình qua hành động của vị mục sư đó, chớ không phải cái giáo đường bằng ngói, bằng gạch. Phải tin rằng cái giáo đường vật chất không bao giờ làm ấm được lòng người. Ta không thể nào gieo rắc sự an lành chung quanh ta nếu ta không có cái nhân của sự an lành đó trong tâm ta. Ta có thể dối chính mình chứ không thể dối với Thượng Đế và luật nhân quả được.

Loading...

Nhân quả và y khoa

Tuy nhân quả xuất xứ từ Phật giáo nhưng không hạn chế ở phạm vi tôn giáo. Hiểu được nhân quả giúp ta rất nhiều trong việc phòng ngừa bệnh tật. Trong đông  y có câu người y sĩ giỏi trị bệnh lúc mà nó chưa phát triển. Y khoa hiện đại cũng đồng ý với vấn đề phòn bệnh hơn là chữa bệnh. Bây giờ ta hiểu nguyên nhân của nhiều chứng bệnh là do vi trùng và vi khuẩn gây ra. Để làm suy giảm những nguyên nhân tạo ra bệnh những nhà thuốc đã sáng chế ra các loại thuốc trụ sinh. Một cách ngừa bệnh khác nữa là ta phải ăn ở hợp vệ sinh, tìm cách tránh những nơi dễ gây ra bệnh tật là góp phần vào sự củng cố những duyên không thích hợp cho bệnh phát triển. Thực tế bản thân mỗi người không thể nào diệt trừ được tất cả những nhân tạo bệnh mà cách dễ dàng nhất là biến đổi cái duyên không thuận cho bệnh phát triển. Con đường trị bệnh bằng cách diệt trừ nhân là một cách hoàn toàn rất nguy hiểm vì có thể đưa đến sự mất cân bằng môi sinh và có thể tạo nhiều mối hiểm nguy khác. Đứng trên phương diện năng lượng thì việc dùng duyên để phòng ngừa quả là áp dụng năng lượng một cách hữu hiệu nhất.

Nhân quả và tâm lý học

Có thể thấy sự căng thẳng tinh thần là vấn đề lớn của thời đại. Stress có thể coi như cái cửa mở cho nhiều bệnh tật vào thân thể ta. Những triệu chứng khởi đầu của stress là lo âu, bực bội và mất ngủ . Ngoài ra còn có nhức đầu, buồn nôn, mất ăn, cao máu với nhịp tim đập nhanh cũng có thể là một triệu chứng của căng thẳng. Thuở xưa Đức Phật có cho một thí dụ rất thích hợp với stress ngày nay. Thí dụ rằng có một người bị mũi tên bắn bi thương. Người đó lo âu và muốn biết mũi tên này từ đâu tới rồi lo sợ cho tính mạng, không biết vết thương như thế nào…người đó cứ mải lo lắng rồi quên tìm cách để có thể tháo gỡ chiếc mũi tên ra khỏi người mình. Tính chất của lo âu là nó không bao giờ chịu dừng ở hiện tại  nhưng có chiều hướng lẩn quẩn ở quá khứ hoặc tương lai. Có thể thấy chúng ta càng lo lắng thì ta sẽ không giải quyết được vấn đề gì.

Mỗi tôn giáo đều có phương thức lý luận nhân quả của riêng mình và nội dung cũng không giống nhau. Luật nhân quả được quan niệm khác nhau, thậm chí đang tồn tại sự khác biệt khá lớn. Phật giáo, đối với nhân quả có cái nhìn đầy đủ và thấu triệt hơn. Chúng ta phải biết rằng luật nhân quả  không hề có một người nào bắt buộc chúng ta phải thi hành mà chỉ có sự khổ đau và sự an vui của chúng ta mới bắt buộc chúng ta phải thi hành nó. Bởi vì con người ai cũng muốn sống an vui, hạnh phúc chứ không có mấy ai muốn sống khổ đau bao giờ. Vì thế bản thân chúng ta tự bắt buộc mình làm thiện, sống thiện để sống được an vui, hạnh phúc. Chính vì vậy chúng ta mới thấy được lòng người sợ khổ, ưa vui. Còn nếu ngược lại ta không làm thiện, không sống thiện, thì chắc chắn sự an vui, hạnh phúc sẽ không đạt thành và vì thế mà chúng ta phải sống khổ đau.

Loading...