Theo lễ xưa, khi thân nhân chết được 4 ngày mới lấm lễ Thành phục (mặc đồ tang phục) vì lễ xưa cho rằng trong mấy ngày đầu tiên, chưa nỡ coi là người đã chết.
Sáng ngày thứ tư, con cháu, anh em mặc tang phục đứng hai bên quay vào linh cữu, đàn ông phía đông, đàn bà phía tây, theo thứ tự trên dưới để hành lễ.
Con trai đội mũ nùn rơm quấn bẹ chuối, mặc áo sô gai, cầm gậy (cha gậy tre, mẹ gậy vông),
Con dâu cũng mặc sô gai thắt lưng ra ngoài bằng dây bện bẹ chuối, áo sổ gấu hoặc không (tuỳ trường hợp còn cha hay còn mẹ) cũng như con gái còn ở nhà, khác con gái đã đi lấy chồng, áo có sổ gấu và không; đầu chít khăn tang.
Con rể và anh em mặc áo thụng trắng, chị em quấn vặn khăn trắng với tóc. Thân thuộc đều mặc đồ trắng cả. Ngày nay, nhiều nơi đã bỏ tục lệ chống gậy và thường mặc đồ tang màu đen.
Hiện nay tục thưòng cho mặc tang phục ngay. Nếu theo Phật giáo thì thân nhân mời các tăng ni đến tụng kinh; nếu theo Thiên Chúa giáo thì họ hàng thân nhân đều đọc kinh cho người quá cố, có khi luôn vài ngày trước khi an táng.