Hơn 7 thế kỷ qua trong tâm thức của người dân Việt Nam, Côn Sơn – Kiếp Bạc là nơi gắn bó mật thiết với cuộc đời của 2 danh nhân kiệt xuất: Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300); Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới – Nguyễn Trãi (1380 – 1442) và là nơi tu hành, nơi viên tịch của Thiền sư Huyền Quang (1254 – 1334) – vị sư tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm. Hàng năm cứ vào ngày mất của Trần Hưng Đạo, của Nguyễn Trãi và của Thiền sư Huyền Quang nhân dân thập phương từ mọi miền nô nức về đây thắp hương tưởng niệm, tạo lên lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Hai vị là người cha, người mẹ thiêng liêng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc. Trong quan niệm dân gian, mùa thu tượng âm, tháng tám giữa thu là chính âm. Đức thánh Trần Hưng Đạo là cha tượng dương, lễ hội giỗ cha vào tháng tám là âm dương hòa hợp. Âm dương hoà hợp thì vạ vật sinh sôi, nẩy nờ. Mùa màng cây cối tốt tươi, vạn sự hanh thông. Lễ hội ở thời điểm chính âm được coi là càng linh thiêng hơn, mọi sự kêu cầu Đức thánh ở lễ hội tháng tám sẽ được linh ứng. Cho nên trong 3 tháng mùa thu (tập trung vào tháng tám) nhân dân cả nước lần lượt về đền Kiếp Bạc làm lễ rất đông. Lễ hội tháng tám vĩ thể cũng được gọi là lễ hội mùa thu đền Kiếp Bạc.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thuộc dòng dõi tôn thất nhà Trần. Ông sinh ra trong thời kỳ đầu nhà Trần khởi nghiệp. Suốt cuộc đời, ông đã phụng sự 4 đời vua thịnh trị, mở ra một thời đại rực rỡ – nhà Trần trong lịch sử dân tộc. Ông đã góp phần quan trọng làm nên thắng lợi kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông của nhân dân nhà Trần, giữ vững nền độc lập cho dân tộc. Ông là người văn võ song toàn, trung hiếu tiết nghĩa, luôn là tấm gương sáng cho muôn đời sau học tập. Thời chiến ông dựa vào địa thế Vạn Kiếp để canh giữ cửa ngõ Đông Bắc cho kinh đô Thăng Long. Ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý, tức năm Hưng Long thứ 8 (1300) Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mất tại tư dinh Vạn Kiếp. Vua Trần cho lập đền thờ ông ngay trên nền vương phủ, gọi là “Hưng Đạo Vương từ”. Nhân dân thập phương quen gọi là đền Kiếp Bạc.
Uy danh cuộc đời và sự nghiệp của ông đã trở thành huyền thoại. Theo đó Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là thanh y đồng tử giáng trần, khi hóa ông trở về trời được Ngọc Hoàng phong làm Cửu Thiên Vũ Đế với sứ mệnh diệt trừ yêu ma, tà đạo ở cả 3 cõi: Thượng giới (thiên đình), trung giới (trần gian), hạ giới (âm phủ) và tiếp tục hiển hóa giúp dân, giúp nước. Với niềm tin đó Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã được dân gian suy tôn là Đức thánh Trần. Trên đất nước ta có rất nhiều nơi thờ Đức thánh Trần. Trong đó đền Kiếp Bạc là nơi thờ chính. Chỉ có ở đền Kiếp Bạc mới có cung Nam Tào và cung Bắc Đẩu phục chầu ở 2 bên, cho thấy Đức thánh Trần như một hóa thân của Ngọc Hoàng Thượng Để. Trước cửa đền Kiếp Bạc còn có Côn Kiếm, tương truyền đây là thanh kiếm thần giúp Trần Hưng Đạo diệt quân Nguyên – Mông xâm lược và chém chết Phạm Nhan. ‘Thanh kiếm này” Đức thánh Trần đã để lại trên dòng sông Thương, dưới chân núi Nam Tào là biểu tượng trị thủy, ngăn chặn thủy quái quấy nhiễu dân lành, không cho chúng dâng nước gây lụt lội làm hại thiên hạ.
Lễ hội đền Kiếp Bạc có quy mô lớn nhất ở châu thổ sông Hồng. Trước đây, mọi người về hội lấy lễ bái, kêu cầu tai qua nạn khỏi, cầu chữa bệnh, diệt quỷ, trừ ma làm trọng. Đàn bà sinh sản đau ốm (trước cho là bệnh Phạm Nhan), con gái hiếm muộn hay người bị yêu ma quấy quả thành bệnh, đều sắm lễ về hội đền Kiếp Bạc nhờ Thanh đồng (đệ tử của Đức Thánh Trần) kêu xin Đức Thánh giải trừ cho là khỏi: “Khói hương mù mịt, từ cổng đền đến sân đền, vào trong cung. Người lễ kẻ cầu, đây xin thẻ, kia bắt tà. Ngọn roi vun vút, trống phách la hét inh ỏi diễn ra rất náo nhiệt tưng bừng và những người đã đến nơi đây không ai là không có lòng kính cẩn, những người về nét mặt hân hoan. Những ngày hội ấy, ai không đi được đều tiếc nhớ ân hận như là đã làm thiếu bản phận mình”.
Truyện xưa kể rằng: Trong đội quân xâm lược, nhà Nguyên có viên tướng tên là Nguyên Bá Linh. Nguyên Bá Linh có cha là người Phúc Kiến, mẹ là người Việt. Người mẹ bị long tinh giao phối đã đẻ ra Nguyễn Bá Linh. Nguyễn Bá Linh có phép phù thủy, ẩn hiện khôn lường thường tàng hình vào cung điện nhà vua làm chuyện dâm ô, bị bắt phải tội chết. Nó xin vua Nguyên cho theo đội quân xâm lược nước ta để lập công chuộc tội và đã gây nên nhiều tội ác đối với nhân dân ta. Trong trận đánh ở sông Bạch Đằng, Nguyễn Bá Linh bị quân ta bắt sống và bị xử tội chém đầu. Nhưng chém đầu này nó lại mọc đầu khác. Sau phải bôi máu chó và cứt gà sáp lên kiếm mới chém được nó. Khi đem kiếm ấy ra, Bá Linh biết mình không thoát khỏi chết đã kêu xin ăn. Trần Hưng Đạo cho ăn cơm. Ăn xong nó hỏi: “Chết rồi sẽ cho ăn gì”, Trần Hưng Đạo nói “cho người ăn sản huyết đàn bà”.
Bá Linh bị chém đầu, chết đi uất hận hóa làm tà thần, quỷ quái. Nó đi khắp nước hễ gặp đâu có phụ sản là theo quấy nhiễu làm cho đau ốm, gầy mòn không thuốc nào chữa khỏi. Dân gian gọi nó là ma Phạm Nhan và đến cầu cứu Trần Hưng Đạo. Trần Hưng Đạo viết cho hai câu “Sinh kiếp dĩ ô Trần nhuệ kiểm. Từ hồn do xuyết phụ nhân quản?” (nghĩa là sống đã làm nhơ gươm báu nhà Trần. Nay chết lại còn bám đàn bà làm chi?). Người bị bệnh đem về dán ờ nhà là khỏi.
Sau ngày Trần Hưng Đạo mất, gặp nạn Phạm Nhan dân gian về đền Kiếp Bạc làm lễ cầu xin Đức Thánh Trần giải trừ. Họ lấy chiếu của đền mang về cho bệnh nhân nằm. Họ nhờ thanh đồng hầu Thánh bắt ma, xin bùa phép, tàn nhang nước thải đem về nhà cho người bệnh uống. Trước nhu cầu cần chiếu nằm và bình đựng nước thải nên ờ lễ hội đền Kiếp Bạc đều có mở chợ. Trong chợ bán rất nhiều sản vật của mọi nơi, nhung nhiều người vẫn mựa chiếu, mua bình đựng nước dâng vào đền làm lễ và xin đem về nhà dùng sẽ được mạnh khỏe, gia đình an khang thịnh vượng.
về hình thức bắt tà, trừ ma chữa bệnh thường là hầu bóng, lên đồng. Người có bệnh phải đội khăn đỏ ngồi đồng. Thanh đồng cầm hương làm phép. Cung văn đánh (rống, gõ phách, đọc văn sai (gọi là hát chầu văn). Khi ốp đồng, người ngồi đồng tự đánh mình. Thanh đồng quát mắng khảo tra. Khi tà ma cung chiêu nhận tội thanh đồng truyền lệnh Thánh bắt tà ma chịu tội và làm bản sắc không được quấy nhiễu người bệnh. Người có bệnh lĩnh bản sắc đem về nhà yểm sẽ khỏi. Ngoài ra, để tỏ oai Thánh, thanh đồng còn lấy dải lụa tự thắt cổ mình, xỏ chân vào lưỡi cày nung đỏ, uống dầu sôi phun ra lửa hoặc xiên mình, rạch lưỡi cho máu phun ra vẽ thành bùa. Người bệnh đốt bùa hòa với tàn nhang nước thánh để uống hoặc đeo trong mình sẽ xua đuổi được tà ma quỷ quái.
Người đi hội mùa xuân Côn Sơn chủ yếu dâng hương, niệm Phật cầu phúc, cầu tài, cầu lộc và vãng cảnh chùa: “Tục cũ cứ đến đầu năm mới, trai thanh gái lịch các nó kéo nhau về đây vãng cảnh, đường xá đi lại đông như mắc cửi. Thực là một nơi đại tháng tích…”. Trước đây, nghi lễ chính của lễ hội mùa xuân Côn Sơn là rước lễ và tế lễ của dân làng 2 thôn Chi Ngại và Chúc Thôn (Chúc Thôn tổ chức vào ngày 16, Chi Ngại tổ chức ngày 18 tháng giêng). Theo lời kể của những người già trong vùng hình thức rước lễ được diễn ra thứ tự như sau:
– Đi đầu là đội cờ thần gồm 10 lá chia thành 2 hàng đi song song.
– Đội trống chiêng có 7 người, hai thanh niên khiêng trống, hai thanh niên khiêng chiêng, hai cụ già đi giữa. Một người đánh chiêng phát lệnh, một người đánh trống giữ nhịp. Trong đội này có một người cầm cờ mao (cờ đuôi nheo) mặc áo nâu, thắt lưng đỏ, chạy lên chạy xuống dẹp đường.
– Tám người mang bát bửu, chia làm 2 hàng và hai người mang biển văn sơn son thếp vàng đề “lĩnh túc” (nghĩa là im lặng) và “Hồi tỵ” (nghĩa tránh xa). Biển văn nhắc nhở mọi người hãy tôn kính đoàn rước.
– Đội bát âm gồm các nhạc cụ: Đàn nguyệt, sáo, nhị, hồ, trống con, sênh tiền, ti cảnh và thanh la.
– Sáu đội bát âm là đoàn rước cỗ lễ do các cô gái đồng trinh mặc quần áo trắng, áo dài
đỏ, thắt bao lưng, đội lễ trên đầu. cỗ lễ bao gồm: Một thủ lợn luộc, 3 mâm bánh chưng, 3 mâm bánh dầy, bánh tráng ngừng, bánh tổ mối, 7 mâm ngũ quả. “…
– Một hương án do 8 người khiêng. Trên hương án đặt bộ tam sự, 2 lọ hoa và hộp văn.
– Đội rước kiệu bài vị Thành hoàng của dân làng. Trai kiệu đều là những tráng đinh, mặc áo nậu đi, chân quấn xà cạp trắng.
– Đi sau kiệu là đội tế, gồm 16 cụ cao niên, chủ tế mặc lễ phục, đầu đội mũ bình thiên, chân đi hia. Chủ tế đi cùng Đông xướng, Tây xướng và các chấp sự, các quan viên chức sắc trong làng. Cuối đoàn rước là dân làng và khách thập phương dự hội.
– Đọàn rước tới chùa dừng lại trước sân nhà tổ. Phần lễ chay rước vào chùa chính dâng lên Tam Bảo. Phần lễ mặn rước vào nhà tổ và cúng tế ngoài trời.
– Lễ tế thường được tổ chức vào 11h trưa cùng ngày ở sân nhà tổ, với nghi thức phần nhiều tương đồng như ở các nơi khác. Không gian linh thiêng kết hợp với không khí hội tưng bừng và niềm tin ước nguyện được linh ứng đã tạo lên nét riêng và là sức hấp dẫn của lễ hội chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc trong nhiều thế kỷ qua.

Loading...