Luôn giữ được mình trong trạng thái an bình, có đời sống an lạc thì đầu óc sẽ minh mẫn và sáng suốt, làm việc cũng đem lại hiệu quả cao, biết dành thời gian yêu thương những người xung quanh, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau và biết chung tay bảo vệ môi trường sống, cùng nhau xây dựng xã hội phát triển và bên vững . Nếu như mọi người ai cũng nghĩ rằng cơn giận là cảm xúc tự nhiên của con người và sẵn sàng “nổ tung” ra bất cứ khi nào với bất kỳ ai thì sẽ rất dễ gây ra những hậu quá đáng tiếc. Có những khi không kiềm chế được cơn nóng giận nóng giận của mình, ta có thể gây thương tích cho người khác hoặc để lại hậu quả còn nặng nề hơn.

Nóng giận là gì?

Đó là một cảm xúc hoàn toàn bình thường và thậm chí giúp chúng ta biết phát hiện, ứng phó với sự đe dọa theo bản năng. Khi sự tức giận được bộc lộ cách có tự chủ, nó có thể là một mệnh lệnh thúc đẩy đầy uy lực – Chúng ta đều biết để lấy lại công bằng và đấu tranh chống lại bất công thì hoàn toàn không phải là một việc dễ dàng. Tuy nhiên, cảm xúc này cũng có thể làm chúng ta mất tự chủ, dẫn đến căng thẳng, kiệt sức, buồn chán. Tức giận đến mức mất kiểm soát gây hại nghiêm trọng đến cuộc sống cá nhân và công việc của bạn, bởi vì nó có thể gây ra những tác động tiêu cực không ngờ đến. Đặc biệt với môi trường làm việc hiện đại ngày nay, nơi mà chính sự tin tưởng, hợp tác là yêu cầu thiết yếu thì việc mất khả năng kiểm soát cơn giận sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ trong công việc.

Nguyên nhân của cơn giận

Để quản lý được cơn giận, trước tiên phải hiểu tại sao cơn giận lại bùng phát? Thường thì con người ta nổi giận khi có một “expectation gap” ở mình và người khác. Lúc bản thân kỳ vọng người khác làm đúng 100{51d7edc44fad4ff8d4501dbeafa74d5024722e2fcded15682eb80efa1ad53c3c} theo ý mình, trong khi họ không nghĩ như vậy. Và mọi việc diễn ra không như ý, khiến mình không hài lòng. Cốt lõi của vấn đề là mình luôn kỳ vọng những điều CÓ LỢI cho bản thân nhưng người khác lại kỳ vọng cái gì CÓ LỢI cho họ. Mâu thuẫn luôn nảy sinh ở cái expectation gap này. Nổi giận là một phản ứng tự nhiên của con người, do hậu quả trong việc trái kỳ vọng của bản thân, từ đó bản thân bị thiệt hại. Đây là lý do tại sao đời là bể khổ, chính vì không có một điều gì trên đời lại diễn ra như mình muốn, phải đấu tranh để giành lấy. Cuộc đấu tranh này sẽ bao gồm cả việc hủy diệt nguồn cơn của cơn giận, hoặc tác nhân gây ra cơn giận. Thế là sự việc leo thang.

Tác hại của sự tức giận 

Ở một khía cạnh khác, một phản ứng tiêu cực có thể làm hỏng mối quan hệ và dẫn đến đánh mất sự tôn trọngvới người khác và thể diện của bản thân. Nhất là khi ta phản ứng ngay lập tức và nóng giận ngay với thứ ta xem như một mối đe dọa, trong khi sự đánh giá ấy hoàn toàn sai. Điều này khiến chúng ta thật ngu ngốc! Chính đây là lý do cần phải học cách kiểm soát tức giận cách đúng đắn và làm chủ được nó sao cho nó mang tính tích cực chứ không phải tiêu cực. Trong trường hợp không phải tình huống nguy hiểm đến tính mạng thì cần bình tĩnh và đánh giá tính chính xác trong cách nhìn nhận vấn đề trước khi cần thiết phải bày tỏ thái độ giận dữ một cách mạnh mẽ có kiểm soát. Cơn giận được kiểm soát sau là quá trình học cách “bình tĩnh” rồi xóa những cảm xúc tiêu cực của sự giận dữ trước khi nó đạt đến một mức độ tiêu cực khó làm chủ được.

Cách kiểm soát cơn giận

Bạn muốn kiểm soát cơn giận

Loading...

Hãy thừa nhận rằng bạn đã gặp vấn đề trong việc kiểm soát nó. Rõ ràng bạn không thể thay đổi được những gì nhưng bạn không chịu nhận. Vì thế điều quan trọng là xác định và nhận ra sự tức giận là rào cản cho sự thành công của bạn.

Mỉm cười với chính bản thân

Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Luôn mỉm cười với chính mình và đừng nghiêm trọng hóa mọi vấn đề. Lần sau, lúc bạn thấy cơn giận bốc lên tới đầu  và chỉ muốn đá thật mạnh vào cái máy photocopy, hãy tưởng tượng xem trông bạn sẽ ngớ ngẩn ra sao và bạn sẽ thấy sự nực cười lúc thể hiện những hành động “không bình thường” vì cơn giận làm cho bạn mất trí.

Nghĩ đến trách nhiệm bản thân

Lúc gặp rắc rối, bạn thường tìm cách quy trách nhiệm cho những người khác, từ đầu tiên khi bực tức, khó chịu với ai đó thường là: “Tại anh/chị…”. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân thì chắc chắn bạn sẽ tập trung để xử lý hơn là chú trọng đến việc phàn nàn hoặc đổ lỗi cho người khác. Hãy nghĩ rằng: Trong chuyện này, mình cũng có trách nhiệm, mình nên làm như thế này mới đúng… mình cần giúp đỡ mọi người…”.

Cơn giận là con dao hai lưỡi với mỗi người, nếu như không thể kiểm soát nó, lưỡi sắc bén của nó sẽ làm bạn bị thương.

Loading...