Ngày xưa, ở nước Kế Tân có hai anh em trai, người anh xuất gia tu hành, chứng đắc quả vị La Hán, còn người em ở nhà gây dựng sự nghiệp kinh doanh, người anh thường xuyên đến khích lệ dạy bảo người em, phải thực hành theo điều Phật dạy bảo, thường xuyên tu thiện tích phúc. Nếu mà có thể tu thiện thì không chỉ bây giờ có lợi ích, mà đến khi kết thúc sinh mệnh, cũng sẽ được đầu thai đến nơi tốt. Người em luôn luôn trả lời: “Anh à, anh bây giờ xuất gia rồi, đừng xen vào những việc thế tục này nữa, em còn phải chăm sóc vợ, ruộng đất, tài sản, tiền bạc cần phải có. Em có nhiều việc phải xử lý như thế, anh đừng lãng phí lời nói, lãng phí thời gian nữa!”.
Về sau người em sinh bệnh mà chết, đầu thai thành súc vật, biến thành một con trâu, hàng ngày đều phải chở muối vào nội thành cho chủ. Người anh tu hành từ trong nội thành đi ra gặp phải, liền giảng giải, con trâu này nghe xong đau khổ bi thương mà khóc không dừng. Chủ nhân của con trâu liền hỏi người anh kia: “Anh rốt cuộc là nói cái gì vậy? Mà khiến cho con trâu của tôi buồn phiền khổ sở như thế?”.
Người anh trai trả lời: “Con trâu này kiếp trước là em trai của tôi, trước đây vì thiếu nợ ông một đồng tiền muối ăn, cho nên phải đầu thai thành trâu, giúp ông làm việc để hoàn trả nợ nần”.
Người bằng lòng đem tiền cho chúng ta vay, điều này chứng tỏ người đó đối với chúng ta là rất tốt, cũng rất tin tưởng tín nhiệm, chúng ta cần phải giữ lời hứa của mình, không thể nói vay rồi không trả. Người ta cũng không có nói là bằng lòng tặng cho chúng ta, sao có thể không trả được? Nếu quả thực nhất thời chưa thể đem tiền trả cho người ta được, chúng ta nên nói rõ ràng cho họ hiểu được, hơn nữa cũng phải cố gắng kiếm tiền để hoàn trả người ta. Vì người cho chúng ta vay cũng là bạn bè tốt nên sẽ thông cảm mà cho chúng ta trả chậm dần. Chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ trong lòng, càng sớm càng tốt hoàn trả nợ cho người ta, thế mới là người có trách nhiệm.
Trong “Tam Thế Nhân Quả Văn” có viết: “Vì sao kiếp này làm trâu ngựa, bởi vì kiếp trước nợ tiền không trả hết nợ”. Chúng ta phải minh bạch lý này, tuy là trong kinh văn khuyên bảo con người trong cuộc đời hãy làm việc thiện, nhưng về bản chất, đạo lý chính là khó tránh khỏi quan hệ nhân quả, người cho vay tiền kỳ thực có công đức rất lớn. Mặc dù không phải là quyên tặng cho người khác, nhưng mà, nếu như người không phải là đang gặp khó khăn hay nguy hiểm gì, thì bình thường sẽ không đi vay tiền. Mà việc cho vay này sẽ giúp người đó đủ để vượt qua khó khăn đó, cho nên công đức là rất nhiều.
Có khi chúng ta cho người khác chút tiền không giúp ích bằng người đó đi vay người khác nhiều tiền. Bởi vì cho ít tiền có thể không làm được việc lớn, nhưng vay một số tiền, tài sản lớn lại giúp người ta hoàn thành xong việc lớn, làm cải biến cuộc đời. Mà cuộc đời cải biến là do được người khác ban tặng thông qua việc cho mượn tiền, nên mới được như ước nguyện, cho nên mặc dù là đi mượn rồi trả, cũng vẫn nên biết ơn trong lòng.
Tỉ phú Lý Gia Thành (người được coi là nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng lớn nhất Châu Á, giàu thứ 8 thế giới – 2013) đã từng nói:
Điều khó nhất là gì? Là vay tiền.!
Người sẵn sàng cho bạn vay tiền, là quý nhân của bạn. Không những cho bạn vay tiền, họ còn không đặt ra bất kì điều kiện gì cho bạn. Chắc chắn là quý nhân trong các quý nhân. Ngày nay, những người như vậy không còn nhiều. Nếu gặp được, nhất định bạn phải trân trọng.
Người cho bạn vay tiền khi bạn gặp khó khăn, không phải vì người ta lắm tiền. Mà vì người ta muốn Giúp Bạn Một Tay. Thứ người ta cho bạn vay, không phải là tiền, mà là Lòng Tin, sự khích lệ, sự tin tưởng, là đánh cược vào con người bạn của-ngày-mai.
Mong mọi người quanh tôi đừng bao giờ dẫm đạp lên hai chữ “thành tín”. Thất tín chính là phá sản lớn nhất của đời người. Hãy nhớ lấy. Sống trung thực, thành tín, là tài phúc của kiếp này.
Người mà khi làm việc, chủ động làm phần nhiều, không phải người ta dại, mà vì người ta ý thức được 2 từ trách nhiệm.
Người khi cãi nhau luôn chủ động xin lỗi trước, không phải vì người ta sai, mà do hiểu được thứ gì mới đáng để trân trọng.
Người tự nguyện giúp bạn cái gì, không phải do họ nợ bạn, mà do họ thực sự coi bạn như bạn bè. Người ta giúp bạn vì Tình cảm, còn không phải giúp bạn vì Bổn phận. Không có điều gì là “đương nhiên phải thế”.
Có bao nhiêu người xem nhẹ đạo lý đơn giản này. Thì cũng có bấy nhiêu người nghĩ chuyện giúp đỡ là đương nhiên phải thế.
Còn những kẻ tự cho mình là thông minh, là điều khiển được người khác, thì khuôn mặt cũng tự hiện lên sự xảo trá.
Người chân thành, nói ít, nhưng làm đúng, đã đi là đi vào lòng người.
Người xảo trá, đã đi là đi khuất mắt luôn.
Người ta gặp được nhau trong kiếp này gọi là duyên phận. Nhưng sống được bền lâu với nhau phải dựa trên chân thành và tín nghĩa.
Trở thành loại người như thế nào, là do sự sâu sắc trong suy nghĩ của mỗi người.