Tức là ông vua Táo định phúc đức cho gia đình. Phúc đức này do sự ăn ở phải đạo hay trái đạo của người nhà. Táo quân thường được tôn là Đệ nhất gia chi chủ, chính vì vậy mà mỗi khi muốn cúng lễ đều phải cúng Táo quân trước và xin phép ngài để những vị được cúng lễ có thể tới phối hưởng. Hai bên bài vị bao giờ cũng có một đôi câu đối:

Hữu đức năng ty hỏa

Vô tư khả dạt thiên

(Có đức trông coi việc lửa; Vô tư có thể lên trời).

 

Loading...

Tục tin rằng, ngày 23 tháng Chạp Táo quân lên chầu trời, tâu bày mọi việc xấu tốt của trần gian.
Theo người Việt, Táo quân nghĩa đen là vua Bếp, có ba ngôi – ba vị thần linh, mà trong tích cũ kể rõ rằng: Ngày xưa có hai vợ chồng nhà kia là Thi Nhi và Trọng Cao, lấy nhau đã lâu không có con, buồn phiền thường cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá đánh vợ. Bực mình, Thị Nhi bỏ nhà ra đi, gặp một chàng trai là Phạm Lang. Phạm Lang đem lời quyến rũ nên được cùng Thị Nhi ăn ở thành vợ thành chồng. Khi hết giận, Trọng Cao đi khắp nơi tìm và để xin lỗi. Mãi không thấy, hết tiền, Trọng Cao phải hành khất lần hồi. Một hôm, nhà Phạm Lang cúng đốt mã ngoài sân, có một hành khất vào ăn xin. Thị Nhi nhận ra chồng cũ, động lòng thương đem tiền gạo ra cho bị Phạm Lang nghi ngờ, Thị Nhi lấy làm xấu hổ đâm đầu vào đống lửa mà tự tử. Trọng Cao cảm tình ân nghĩa cũng đâm đầu vào lửa chết theo Phạm Lang thương vợ cũng nhảy vào đống lửa nốt. Trời thấy cả ba người đều có nghĩa mới phong cho làm Táo quân, nhưng mỗi người giữ mỗi việc. Phạm Lang là Thổ công trông nom việc trong bếp, Trọng Cao là Thổ địa trông nom việc trong nhà, Thị Nhi là Thổ kỳ trông nom việc chợ búa hoặc việc sinh sản màu vật ở vườn đất.

Loading...