Mùa xuân đã qua, kỳ thi cuối cùng sắp đến. Chuyện tìm việc của Nam vẫn không chút khả quan. Cậu
hỏi đi hỏi lại hai bạn thân Lâm và Chiến:
–    Các anh nói xem, vì sao tôi không thể kiếm được nơi nhận mình? Chiến không khách khí:
–    Anh xem lại mình đi, suốt ngày ủ ê, ai còn muốn nhận?
Lâm cũng nói:
–    Nam, không phải chúng tôi chê anh, nhưng anh phải tích cực lên. Có tích cực, tinh thần mới phấn chấn. Tuyển việc, người ta chỉ chọn người nhanh nhẹn. Anh tiêu cực như vậy chẳng được kết   quả gì.
Nam thở dài, nói:
–    Tôi cũng muốn tích cực lắm. Song, không biết vì sao, tôi làm không  được.
Chiến đặt lên bàn hai chiếc cốc thủy tinh, đổ nước vào, sau đó rắc tro vào một chiếc cốc. Chiến hỏi Nam:
–    Anh thấy không, tôi là chiếc cốc nước trong, vì thế không lo lắng hay âu sầu. Còn anh, anh là cốc nước đục, mặt mũi ủ ê cả ngày. Anh nói đi, có cách gì để làm trong cốc nước  kia?
Nam nói:
–    Có hai cách: một là để lắng xuống, hai là gạn lọc tro. Đang đọc “Tả thị Xuân Thu”, Lâm bỏ sách xuống,  nói:
–    Chiến ám chỉ: cốc nước trong là tích cực, cốc nước đục là tiêu cực. Cách để lắng là dằn ưu uất xuống tim, một lúc nào quên đi, ưu uất lại nổi lên. Người xưa có câu “vừa chìm khỏi mặt, đã nổi lên tim” là thế. Cách để lắng không ổn.
Nam hỏi:
–    Vậy cách gạn lọc được không?
Lâm nói:
–    Gạn lọc giải quyết vấn  đề tốt hơn, song nó vẫn có khuyết điểm. Tro bụi  vẫn có thể lọt qua những lỗ  hổng của màng lọc, thêm nữa, quá nhiều tro bụi  có thể làm rách màng lọc. Vì thế gạn lọc chỉ là biện pháp tạm thời.
Nam hỏi:
–    Chẳng lẽ còn cách nào tốt hơn? Chiến nói:
–    Tất nhiên. Cậu đưa hai ông bạn vào phòng vệ sinh, để cốc nước đục dưới vòi và xối nước. Dòng nước trong xối vào, nước đục trong cốc tràn ra ngoài, nhạt dần. không đầy một phút sau, cốc nước đục đã biến thành cốc nước trong hoàn toàn. Chiến nói với Nam:
–    Anh thấy không? Nước vòi là niềm vui, là sức sống và tích cực. Nó có thể làm vơi phiền muộn, xua đi ưu uất, tẩy trừ tiêu cực. Muốn là cốc nước trong, anh phải suy nghĩ tích cực, luôn để ý nghĩ phấn chấn tẩy rửa tâm hồn.
Nam nói:
–    Các anh biết đấy, tôi xuất thân bần hàn nên không bao giờ quên tự khích lệ mình. Vậy mà không hiểu sao, nỗ lực của tôi rất dễ hỏng làm tôi không sao tích cực  được.
Chiến nói:
–    Đúng đấy. Trong khi nỗ lực, anh cảm thấy hoang mang, thấy vọng, bị bỏ rơi… là chuyện bình thường. Song, anh không nên để chuyện đó ảnh hưởng tới quyết tâm của mình. Anh nên hướng sự cố gắng của mình tới “kết quả cuối cùng”, hãy để sự tích cực phục vụ “kết quả cuối cùng” của   mình.
Nam nói:
–    Tôi biết tới đâu để tìm nguồn tích cực chảy mãi bây giờ? Chiến nói:
–    Rất đơn giản, chỉ cần anh không hoài nghi, thì một chút vui, một chút tự hài lòng với bản thân, nghĩ một chút về điều tốt đẹp, thậm chí chỉ là một danh ngôn…cũng đem lại nguồn sống không dứt cho tâm hồn. Song nếu anh hoài nghi, nỗi buồn phiền sẽ tới lập tức. Chỉ suy nghĩ tích cực mới chấm dứt đủ loại ưu uất trôi nổi vật vờ như tro bụi kia, mới biến cốc nước đục thành cốc nước  trong.
–    Anh nói đúng quá, đúng là tôi hay nghi ngờ, giờ tôi hiểu vì sao tôi không phấn chấn lên được. Chiến ơi, anh vốn chém to kho mặn, ai ngờ lại thông minh ngầm như  vậy.
Lâm nói:
–    Hắn trông thô lỗ, kỳ thực còn tinh tế hơn cả một bức tranh tố nữ! Nam ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
–    Chiến ơi, ý tứ của anh đều quy về một câu, hãy viết ra để ghi lòng tạc dạ, ý anh thế   nào?
–    Hay lắm! Chiến đồng ý, về phòng lấy giấy và nghiên mực ra, sau đó viết: “Không hoài nghi!, lòng phấn khích!”

Đây là bài học thứ bảy trong Bảy bài học khi lập nghiệp

Theo tam quốc @ diễn nghĩa

Loading...