Vào những dịp đầu năm chúng ta thường thấy xuất hiện càng nhiều người đến chùa để cúng Tam Tai. Quay ngược thời gian tra cứu nguồn gốc của việc cúng Tam Tai thì dường như không có gốc rễ rõ ràng mà chỉ là truyền miệng trong dân gian và có rất nhiều quan điểm khác nhau nhận định về tục này. Có quan điểm cho rằng việc cúng Tam Tai xuất phát từ Phật giáo bởi đa phần việc cúng này đều xuất phát từ các chùa và Tam Tai tức là 3 nạn gồm hỏa nạn, thủy nạn và phong nạn. Ba nạn này được tạo thành từ tam độc của bản thân là tham  sân  si và nó được hình thành từ nhiều kiếp trước. Hoặc có quan điểm cho rằng Tam Tai tức là gặp tai nạn liên tục trong 3 năm do bị chiếu bởi các sao hạn.

Tam Tai là gì?

Tam Tai chính là tai họa trong ba năm liên tiếp. Hiểu nôm na nó là sự xung khắc trong 3 năm liên tiếp đó và các cụ đã nói rồi có kiêng có lành nên không cần phải đào sâu xem nguyên nhân vì sao chỉ cần biết đó là đúc kết từ kinh nghiệm nghìn đời của các cụ đã truyền lại cho chúng ta và ta nên tránh.

Vì sao tam hợp lại biến thành Tam Tai?

Nhiều khi ta hay nghe thấy tam hợp lại biến thành Tam Tai thì chúng ta có thể hiểu nôm na là như này tam hợp là ba tuổi rất hợp nhau, nếu như hai vợ chồng nằm trong tam hợp là rất tốt tuy nhiên tuổi tam hợp lại bị họa trong ba năm liên tiếp giống nhau. Nên khi hai vợ chồng trong tuổi tam hợp thì cả hai sẽ bị Tam Tai trong cùng ba năm, không ai gánh cho ai đươc như vậy là không tốt. Chính vì thế không có cái gì là tuyệt đối cũng có những điều không như ý muốn. Vậy nên hãy cố gắng để mọi thứ bình thường là tốt nhất.

Họa Tam Tai mang lại như thế nào?

Đã có rất nhiều quan điểm cho rằng con người sống ở đời không phải lúc nào cũng gặp tai họa nhưng nó thường đến vào năm Tam Tai. Nhập hạn Tam Tai thường gặp nhiều trở ngại, rủi ro hoặc khó khăn trong công việc. Việc tạo mới hay mua bán, làm nhà cũng như tu sửa trong những năm hạn này phải hết sức cẩn thận.

Nguyên nhân dẫn đến tục cúng Tam Tai

Con người vốn dĩ không thể tách rời tự nhiên vì bản thân con người luôn tác động lên tự nhiên và tự nhiên cũng tác động ngược lại với con người. Các hệ thống tư tưởng hay các lý luận khoa học ra đời cũng muốn giải thích và giúp con người nhận thức rõ mối quan hệ giữa mình với tự nhiên. Và các nhà tôn giáo cũng muốn hướng con người đến cái tốt và tránh xa cái không tốt. Biện pháp cúng tế thần linh cũng là giải pháp để an tâm cũng như phần nào củng cố tinh thần trước tác hại đến từ tự nhiên. Và tại Việt Nam hiện nay thì tục này không còn thấy nghi thức thuần của Lão giáo, mà hầu như tất cả các chùa đã kết hợp thêm đàn pháp cúng Phật hoặc Bồ Tát và đây được là phương pháp trọng tâm để cầu an cho bản thân mình. Như vậy, tục này mang sắc màu giữa Phật giáo và Lão giáo.

Loading...

Cúng Tam Tai dưới cái nhìn Phật giáo

Mặc dù đã tồn tại từ lâu nhưng chúng ta có thể thấy, tai nạn của con người đến từ tự nhiên hoàn toàn có thể việc bái tế thần linh cầu thoát nạn là không thể chỉ có để tâm an thanh tịnh, không tham – sân – si, ý chí vững vàng thì có thể vượt qua thử thách. Mê tín hay chính tín cũng chỉ từ ý thức của con người mà ra. Cái chết không thực sự đáng sợ mà cái sợ chết mới thật sự khủng khiếp. Bất cứ ai đứng trước cái chết hoặc sự mất mát của người thân đều khó lòng phân biệt đâu là mê tín và đâu là chính tín.  Phật giáo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cứu độ nên chăng các bậc trí tuệ chốn thiền môn phải đi thẳng vào cái mê của nhân loại mà chuyển hóa thành chánh tín thay vì cổng đóng, then cài. Những nghi thức cũng như nghi lễ đậm mùi thần quyền nên tinh giảm và diệt trừ và đó cũng là góp phần nâng cao ý thức, và trình độ dân trí giảm thiểu tệ nạn mê tín hao tổn cho xã hội.

Ngoài việc cúng giải hạn Tam Tai nếu ai thường xuyên làm việc thiện và đặc biệt nhất là thường xuyên phóng sanh cá còn sống xuống sông, ao, thì việc hóa giải Tam tai càng hiệu quả nhanh và lại được hưởng âm phước vô lượng.

Loading...