Công việc sơ khởi gồm có những công việc:

Thụy Hiệu

Trước hết là việc đặt tên thụy, tên hiệu. Những tên này được đặt ra dựa theo đức tính của người chết lúc sinh thời (hoặc chính người ấy đặt hoặc chấp nhận lúc còn tỉnh). Dưới triều Nguyễn, việc đặt thuỵ hiệu cho người có phẩm hàm được quy định sẵn trong một quy chế riêng.

Chúc Khoáng

Theo dõi để biết chắc chắn lúc tắt thở, thân nhân lấy một chút bông gòn đặt trên lỗ mũi, khi bông không còn chuyển động, đó là lúc chết hẳn.

Khi người thân đã chết hẳn, thân nhân thường vuốt mắt cho người chết để cặp mắt nhắm hẳn lại và xếp chân tay ngay ngắn.

Khiết Xỉ

Lấy một chiếc đũa đật ngang miệng người chết để “cái hàm” cho hé ra để sau tiện làm lễ phạn hàm.

Loading...

Hạ Tịch

Trải chiếu xuống đất, đưa người chết nằm xuống chiếu ấy một lát rồi lại đưa trở lên giường. Tục lệ hàm ý theo quan niệm cổ “chết trở về cõi đất” (nhân sinh ư thổ, diệc hoàn ư thổ) hoặc để lấy đủ khí âm dương cho người quá cố.

Phục Hồn

Theo tín ngưỡng xưa, cổ tục còn bày ra việc phục hồn. Lấy áo của người chết treo lên nóc nhà phía trước hướng về phương Bắc gọi tên tục người chết ba lần, rồi treo xuống lối nóc nhà phía sau, đem áo ấy vào đắp lên bụng người chết để hỵ vọng hồn người chết trở về sống lại.

Thiết Hồn

Lấy bảy thước (thước ta) lụa trắng đặt lên trên ngực người chết trưốc khi tắt thở (đón hơi thở người chết vào đấy). Khi đã chết hẳn, đem lụa này kết thành hình dạng thân người có đầu, mình, chân tay. Kết xong đặt lại trên mình người chết. Lúc nhập quan thì hồn bạch được để trong linh sàng, linh toạ để tượng trưng cho người quá cố. Ngày nay để thay cho hồn bạch, người ta thường dùng một bức chân dung người quá cố.

Mộc Dục

Mộc dục là tắm rửa cho người chết bằng nước sạch, thơm. Thời xưa thường dùng nước ngũ vị hương. Nghi thức này làm trong màn kín. Thường là con trai tắm rửa cho cha, con gái tắm rửa cho mẹ.

Dùng khăn thấm nước thơm lau sạch sẽ mặt mũi, chân tay, mình mẩy, chải đầu buộc tóc gọn ghẽ: cắt sạch móng chân và móng tay; gói các sợi tóc rụng và vụn móng này vào một bọc để vào áo quan cùng với người chết.

Thay Quần Áo

Tắm rửa xong là thay quần áo cho người chết; tục xưa định rõ gồm những thứ như: khăn chít đầu, bông nhét lỗ tai, khăn phủ mặt bằng vải trắng có dải buộc sau, bao tay bằng vải lụa cùng với quần áo mối trang trọng, giày tất…

Khi thay quần áo xong, phải để chân tay ngay ngắn sát nhau. Người Việt thường lấy dây vải buộc hai ngón tay cái và hai ngón chân cái vào nhau cho gọn, tay xếp thẳng trên bụng.
Người chết có quan tước thường được bận đủ triều phục. Có nhà dùng những quần áo tốt đẹp nhất vẫn mặc lúc sinh thời. Có nơi kiêng không mặc áo kép, chỉ một áo đơn cắt bỏ hết khuy, mặc vạt cái vào trong, vạt con khép chờm bên ngoài, trái hẳn với lối mặc của người sống.

Những ông già 70 tuổi trở lên chết thường được mặc quần điều, áo lam, chít khăn nhiễu tím, nhất là những cụ 80, 90… có khi cũng mặc áo vóc điều.

Phạn Hàm

Lấy giạo nếp vo kỹ và 3 đồng tiền chùi cho sáng bỏ chung trong một đĩa. Những nhà giàu sang thời cổ có khi dùng 3 đồng tiền vàng và 9 hột ngọc trai. Tang chủ đứng bên phải lấy đũa cài răng ra, bỏ gạo và tiền vào miệng người chết làm ba lần: lần đầu vào mép bên phải, kế đến mép bên trái và sau cùng là chính giữa miệng. Mỗi lần bỏ 3 hạt gạo và 1 đồng tiền (nhằm tránh cho người chết sang thế giới bên kia mà trong miệng không có gì đề ăn). Bỏ đũa gài miệng, buộc hàm dưối lên sát hàm trên cho khỏi trễ xuống. Từ lúc này, con cháu nới được khóc to.

Người Việt còn cổ lệ đơm một bát cơm, trên để một quả trứng luộc bóc sạch vỏ, có cắm đôi đũa tre phía cuối được vót cho tre quăn lại thành hình cái hoa. Tất cả đặt cùng vớì bài vị phía trên đầu người chết, hoặc trên áo quan sau khi nhập quan.

 

Loading...