Chùa tọa lạc ở số 01 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặt chùa hướng Đông Nam. Bên trái chùa, có chùa Linh Quang và đền thờ cụ Phan Bội Châu.

Lịch sử

Chùa do Thiền sư Minh Hoằng – Tử Dung khai sơn vào khoảng cuối thế kỉ XVII, và sau đó được đặt tên là chùa Ấn Tôn (hay Tông), với ý nghĩa là “lấy sự truyền tâm làm tông chỉ”

Năm 1702, nhà sư Liễu Quán (về sau cũng là một cao tăng) đến chùa, xin tham học với Thiền sư Minh Hoằng – Tử Dung

Năm 1703, Thiền sư Minh Hoằng – Tử Dung cho trùng tu chùa. Cũng trong năm này, chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho chùa tấm biển Sắc Tứ Ấn Tôn Tự. Sau khi Sư viên tịch, theo lời phó chúc, học trò của Sư là Thiền sư Thiệt Vinh – Bửu Hạnh làm Trụ trì chùa.

Năm 1802, nhà Tây Sơn bị đánh đổ. Khi ấy, vì thời gian và vì chiến tranh, chùa Ấn Tôn bị hư hại nặng như nhiều ngôi chùa khác trong vùng. Tuy nhiên, mãi đến năm Gia Longthứ 12 (1813), Thiền sư Đạo Trung – Trọng Nghĩa mới có thể tổ chức trùng tu chùa.

Loading...

Năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên chùa Ấn Tôn thành Từ Đàm (do kỵ húy tên vua là Miên Tông), với ý nghĩa là “đám mây lành của Phật pháp”

Năm Thành Thái thứ 9 (1897), nhà vua cho mở đường lên đàn Nam Giao. Vì đường này đi xuyên qua khuôn viên chùa Từ Đàm, nên vua ban lệnh cho Trụ trì là Thiền sư Thanh Hiệp – Tường Vân dời 5 bảo tháp chứa di cốt của chư Tổ sang khuôn viên chùa Báo Quốc ở gần đó. Có lẽ nhân dịp này, vị Trụ trì ấy lại cho trùng tu chùa.

Từ những năm 1920 trở về sau, phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam được phát triển ở cả ba miền. Trong quãng thời gian ấy, chùa Từ Đàm là trung tâm của phong trào Chấn hưng Phật giáo Trung Kỳ.

Năm 1932, An Nam Phật học hội (sau đổi lại là Hội Phật học Trung Việt) thành lập tại Huế…Đến năm 1936, chư sơn môn phái Lâm Tế đồng thuận giao chùa Từ Đàm cho hội ấy để làm nơi thờ phụng và làm trụ sở của hội.

Ngày 18 tháng 12 năm 1938, Tỉnh hội Phật học Thừa Thiên cho đại trùng tu chùa Từ Đàm, đồng thời cho đúc pho tượng Phật Thích Ca cùng các pháp khí để tôn trí trong chánh điện, đến năm 1940 thì hoàn tất. Các hạng mục khác như giảng đường, nhà tăng và một số nhà làm việc của Tỉnh hội cũng được xây dựng trong quãng thời gian ấy.

Năm 1943, Gia đình Phật Hóa Phổ ra đời; đến năm 1951, đổi thành Gia đình Phật tử, và đặt trụ sở tại chùa Từ Đàm.

Năm 1951, Đại hội thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam đã diễn ra tại chùa.

Năm 1951, Hội nghị thành lập Hội Phật giáo Việt Nam (gồm 51 đại biểu của 6 tập đoàn Tăng già và cư sĩ ở ba miền) cũng đã tổ chức tại đây. Khi đó, Hội cũng đã phê chuẩn việcHòa thượng Tố Liên thay mặt Hội ký tên gia nhập Hội Phật giáo thế giới. Bài hát nổi tiếng “Từ Đàm quê hương tôi” của Nguyên Thông đã có nói đến sự kiện quan trọng này : “Ôi ! anh linh bóng chùa Từ Đàm, nơi Bắc Nam nối nguồn Đạo Vàng … Từ Đàm ơi !  ”

Hiện nay, tại chùa có đặt Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Kiến trúc

Ban đầu, chùa Từ Đàm chỉ là tịnh thất nhỏ làm bằng cây lá, sau nhiều lần trùng tu mới có diện mạo như ngày nay.

Ngôi chùa cũ có nhà tiền đường, mái ngói, ba gian, rộng 7,4m, dài 18m. Gian trong cùng thờ tượng đức Phật Thích Ca ngự trên tòa sen, tay bắt ấn Tam muội.

Tượng bằng đồng, cao khoảng 1,30m, do hai ông Nguyễn Khoa Toàn và Nguyễn Hữu Tuân thực hiện năm 1940. Hai bên tượng treo hai tràng phan, một bên đề danh hiệu 7 đức Phật ở Ta Bà, một bên đề danh hiệu 7 đức Phật ở Tịnh Độ.

Trên vòng cung trước bàn thờ treo tấm hoành sơn son thếp vàng giữa có ba chữ Hán “Ấn Tôn Tự”, phía trái có mấy chữ Thiên Vận Quý Mùi (1703) Sơ Xuân Cát Đán. Đối diện bức hoành trên là một bức hoành giữa đề bốn chữ “Huệ Nhật Trung Thiên”.

Cổng tam quan chùa được xây dựng năm 1965, phía trong là cội Bồ đề.

Cây Bồ đề này có nguồn từ  cây Bồ đề chính tại Ấn Độ, nơi đức Phật Thích Ca thành đạo quả vô thượng giác, đã được nhà sư  Mahinda (nguyên thái tử, con vua A Dục) đem giống sang trồng tại Srilanca (Tích Lan) khi qua truyền đạo tại đây vào thế kỷ III trước Tây Lịch. Trưởng lão Narada, người Tích Lan, lấy giống từ cây Bồ đề ở Tích Lan cùng bà Karpelès trong phái đoàn Phật giáo Campuchia tặng Hội Phật học Trung phần và trồng tại đây trong dịp sang thăm Huế năm 1939.

Ngày 04-7-2006, chùa đã tổ chức tái thiết ngôi chánh điện với chiều dài 42m, chiều ngang 35,9m gồm hai phần, dưới là tầng hầm dùng làm hội trường, trên là ngôi chánh điện, kiến trúc theo mô hình trùng thiềm điệp ốc, ba gian hai chái, kiểu kiến trúc truyền thống của chùa Huế. Đại lễ An vị Phật đã được tổ chức trọng thể vào ngày 24-12-2007 (ngày rằm tháng 11 năm Đinh Hợi).

Chùa Từ Đàm ngày nay là một ngôi già lam tráng lệ. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa thờ tượng đức Phật Thích Ca, hai bên có phù điêu hai vị Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền. Chùa có nhiều hoành phi và câu đối. Xin trích 3 cặp đối do Tỳ kheo trụ trì Thích Hải Ấn ghi lại và dịch nghĩa :

1. Trước hiên chùa, cặp đối do bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám soạn :

    Phật chính biến tri, vô lượng thọ, vô lượng quang, vô lượng công đức.

Học chân thật nghĩa, như thị văn, như thị tư, như thị tu trì.

         佛正遍知無量壽無量光無量功德

                         學真實義如是聞如是思如是修持

Nghĩa:

 Phật là bậc Chánh Biến tri, Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức.

 Học theo nghĩa chân thật, nghe như vậy, tư như vậy, tu trì như vậy.

 

2. Trước hiên chùa, cặp đối do cụ Phan Bội Châu tặng :

Bát nhã bổn vô ngôn, ly tứ cú, tuyệt bách phi, ứng hóa tùy duyên thuyết vô lượng vô biên diệu pháp;

Bồ-đề tiên hữu nguyện, chứng tam minh, cụ ngũ nhãn, câu viên phước quả thành đại hùng đại lực từ tôn.

            般若本無言¾£四句絕百非đ?化隨緣說無量無邊妙法

            ì??有願證š?O明具?眼俱圓福??

Nghĩa: Bát-nhã vốn không lời, rời bốn vế, trừ trăm không, ứng hóa tùy duyên, giảng diệu pháp vô lượng, vô biên;

Bồ-đề cần có nguyện, chứng tam minh, đủ năm mắt, tựu thành quả phúc, thành từ tôn đại hùng, đại lực.   

3. Trong điện Phật, cặp đối của cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu soạn:

Bát-nhã bổn vô ngôn, ly tứ cú, tuyệt bách phi, ứng hóa tùy duyên thuyết vô lượng vô biên diệu pháp;

Bồ-đề tiên hữu nguyện, chứng tam minh, cụ ngũ nhãn, câu viên phước quả thành đại hùng đại lực từ tôn.

般若本無言¾£四句絕百非đ?化隨緣說無量無邊妙法

ì??有願證š?O明具?眼俱圓福??

Nghĩa:

Bát-nhã vốn không lời, rời bốn vế, trừ trăm không, ứng hóa tùy duyên, giảng diệu pháp vô lượng, vô biên;

Bồ-đề cần có nguyện, chứng tam minh, đủ năm mắt, tựu thành quả phúc, thành từ tôn đại hùng, đại lực.

 Chùa hiện đặt Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế.  Những ngày đại lễ của Phật giáo hằng năm như kỷ niệm ngày Phật đản, lễ Vu Lan, lễ Phật Thành đạo … và nhiều hoạt động Phật sự khác ở Huế đều được tổ chức trọng thể tại chùa.

Nhân ngày vía đức Thích Ca xuất gia 08-02 Mậu Tý (2008), Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã tổ chức Giới đàn Từ Đàm do Hòa thượng Thích Đức Phương làm Đàn đầu Hòa thượng truyền trao giới pháp cho giới tử xuất gia : Sa di (112 giới tử), Sa di ni (65 giới tử), Thức xoa (77 giới tử); giới tử tại gia có 620 giới tử Thập thiện và 70 giới tử thọ Bồ tát giới.

Chùa thường xuyên đón tiếp chư vị Tôn đức lãnh đạo Phật giáo các nước, chư vị học giả, trí thức và nhiều đoàn du khách, Phật tử trong nước, nước ngoài đến thăm, lễ Phật.

 

Loading...