Muốn lễ Phật và sau đó được ngắm cảnh trì biển cũng như hít thở không khí miền biển thì chúng ta hãy cùng nhau đến bãi dứa của biển Vũng Tàu, cặp sát bờ biển là chùa Hải Vân tọa lạc tại số 74 đường Hạ Long, phường 1, thành phố Vũng Tàu, nằm trên sườn núi nhỏ (núi Tao Phùng), nhìn xuống bãi dứa xinh đẹp và biển Đông tươi mát bao la.

Ni sư trưởng Thích Nữ Như Thanh, Viện chủ chùa Huê Lâm muốn tạo lập một ngôi chùa nơi thanh vắng, nhưng có cảnh núi non hùng vĩ giữa bầu trời và biển rộng bao la ở thành phố Vũng Tàu để độ cho hàng Phật tử lớn tuổi có chí nguyện xuất gia và mở đạo tràng tòng lâm cho ni chúng, nên năm 1964, Ni sư trưởng bắt đầu xây dựng chùa Hải Vân với sự trợ giúp của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện.

  • Thiền đường được xây dựng xong vào năm 1965.
  • Năm 1968 – 1969, hoàn thành Chính điện và Nhà tổ.
  • Năm 1970 – 1972: Xây Pháp Bảo Tạng để tàng trữ bộ Đại Tạng Đại Chánh Tân Tu cùa Nhật Bản, sư cô Như Lượng cùng ni chúng phụ giúp đắc lực trong các công trình này.

Ngay khi xây dựng chùa Hải Vân, ni sư trường Như Thanh có hoài bảo như bài thơ “Sứ mạng Hải Vân Tự” sớm viên thành, như sau:

“Sứ giả Như Lai nặng bản hoài,
Mạng linh hộ niệm khách trần ai,
Hải gồm nước trí tinh trong suốt,
Vân phủ non nhân rỡ rỡ thay,
Tự niệm phàm tâm nên Thánh Đức,
Sớm trao nhân loại hiển anh tài
Viên thông nhất niệm hoà muôn niệm,
Thành tựu Thiền cơ trọn bản hoài”.

Những đệ tử của Ni sư trưởng ờ chùa Hải Vân chắc hẳn sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thành sứ mạng sứ giả Như Lai như tâm nguyện của Ni sư trưởng.

Loading...

Năm 1967, thi sĩ Việt Liên viếng chùa Hải Vân và kính tặng Sư trưởng Hải Vân bài thơ sau:

“Cảnh trí khen ai khéo sắp bày,
Để người du khách mộng hồn say
Quanh co núi thấp hoa chen lá,
Thẳng tắp trời cao, khói lộng mây,
Tiếng mõ trầm trầm xa cõi tục,
Hồi chuông lanh lảnh cạnh trời Tây.
Cầu xin Sư trưởng trên trăm tuổi,
Hoằng pháp đưa người tới nẻo ngay”.

Sư trưởng Như Thanh hoạ lại bài thơ, như sau:

Cảnh Chùa Hải Vân

“Thiện duyên thắng cảnh, tự phô bày.
Du khách nhàn khan mộng tỉnh say,
Trông rõ non đồi, cây ẩn đá Nhìn xa trời nước, sóng chen mây,
Thương đời nhịp mõ khuyên người tục.
Mến đạo hồi chuông hướng cõi Tây Nếp sống tâm linh nào tính tuổi,
Niết Bàn sinh tử, thẳng đường ngay”.

Năm 1968, Ni sư trường đã lập dự án: Dùng chùa Hải Vân làm “Tòng Lâm cho Ni Chúng bộ” gồm có viện nghiên cứu, viện phiên dịch và viện chuyên tu dành cho ni chúng, Viện trưởng Viện Hoá Đạo là Hoà thượng Thích Thiện Hòa, đã chuẩn y và khuyến tấn, Viện Nghiên cứu và Viện Phiên dịch đã hoạt động, từ năm 1972 đến năm 1975, xuất bản đặc san Hoa Đàm với nhiều tài liệu có giá trị, từ năm 1991 đến năm 1997 các sách Phật Pháp Giáo Lí được ấn hành phổ biến trong nước.

Năm 1990, dù tuổi đã cao (hơn 80) Ni sư trưởng vẫn còn khỏe mạnh, cho xây dựng thêm Giảng đường và Bảo điện Quan Thế Âm.

Bảo điện Quan Thế Âm là công trình kiến trúc vĩ đại và có tính nghệ thuật cao, được khánh thành vào lễ vía, ngày 19 tháng 2 năm Nhâm Thân (1992).

Từ tiền sảnh vào Bảo điện Quan Thế Âm trải quanh sân lễ (ba bái đường) với ba bậc từ thấp lên cao, mỗi sân rộng 8 x 12m tượng trưng cho Bát chính đạo và Thập nhị nhân duyên.

Bảo điện cao lớn, mái ngói cao và cong như ngọn sóng, tượng Bồ Tát cao gần 10m, nghi dung hiền hòa mang dáng dấp của phụ nữ Việt Nam.

Từ Bảo điện nhìn ra vách tường bên mặt là tẩm phù điêu trang trí tích truyện Bồ Tát Quan Thế Âm thu phục Phổ Đà Sơn, vách tường bên trái là tấm phù điêu trang trí tích truyện Đồng tử Thiện Tài bày Bồ Tát Quan Thế Âm, dọc theo vách đi lên bảo điện là 53 bài thơ tóm tắt đề 53 lần tham học Phật Pháp của Đồng Tử Thiện Tài, theo ý chính trong bộ Nhập pháp giới của bộ kinh Hoa Nghiêm.

Tại chùa Hải Vân Ni sư trường còn thành lập đạo tràng Bát Quan Trai cho hơn 100 cư sĩ địa phương đến tu học.

Chùa Hải Vân cũng tích cực hoạt động trong các từ thiện xã hội.

Năm 1992 Ni sư trưởng giao quyền giám tự cho Tỳ kheo ni Như Nguyên, Như Bửu, Như Lượng, chùa Hải Vân nằm trên sườn núi, nhìn ra biển đông cảnh trí non nước xanh tươi, không gian tươi mát thanh tịnh, là nơi lí tưởng cho khách hành hương và khách du lịch. Vì vậy, hằng năm có đến hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến viếng lễ Phật.

Loading...