Chùa Cổ Loa có tên khác là chùa Bảo Sơn hay Bảo Sơn Tự nằm ở xã cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Ngôi chùa nằm trong khu di tích Cổ Loa, thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa còn giữ được những bức con tứ linh thế kỷ XIX, 134 pho tượng có giá trị nghệ thuật bài trí ở Chính điện, Hậu cung, hành lang và Nhà mẫu. Chùa còn có 5 tấm bia đá từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, hai đại hồng chung đúc vào năm Gia Long thứ 2 (1803), một khánh đồng và nhiều pháp khí có giá trị khác.
Năm 1993, chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Lễ hội Cổ Loa

Hàng năm, hội đền Cổ Loa được mở vào sáng mồng 6 tháng giêng âm lịch. Đám rước có phường bát âm đi đầu, theo sau là 12 thôn và các trai làng, khiêng giá văn tế, kiệu long đình, cờ quạt ra đến đền thờ. Sân đền thật rộng rãi có treo cờ xí trang nghiêm để chuẩn bị cuộc tế thần long trọng.
Ngoài cửa đền, hai bên là ngựa hồng, ngựa bạch, yên cương thêu thùa sặc sỡ. Hai bên đường dẫn vào đền có các giá gỗ cắm cờ quạt, các kiệu của 12 thôn nối tiếp nhau. Trước đền có đặt bàn hương án lớn trên cố để các đồ ngũ sự và đôi hoa vàng. Trước hương án lớn là hương bán nhỏ hơn, bày những khí giới của vua Thục An Dương Vương như cung, kiếm và mũi tên đồng. Tiếp đó là hàng chiếu cạp điều trải dài để cho hội đồng kỳ mục 12 thôn làm lễ tế thần.
Lễ tế được tiến hành trong tiếng nhạc của phường bát âm, trước là các chức sắc, sau đó là dân làng thay phiên nhau cầu nguyện nhà vui phò hộ cho bà con làm ăn được thịnh vượng, an hưởng cảnh thái bình.
Buổi lễ tế thần kéo dài đến giờ ngọ thì xong.
Sau đó, dân làng tổ chức đám rước có đủ 12 thôn tham dự đông đảo đi đầu là cờ quạt rồi đến long đình, các tự khí, lộ bộ, bát bửu, phường bát âm. Sau cùng là các chức sắc các thôn ăn mặc quần áo thụng, đi hia, đội mũ hẳn hoi, bung theo tự khí của nhà vua gồm cung, kiếm, nỏ…
Đám rước đi rất chậm qua giếng Trọng Thủy và tiến về cổng làng thì giải tán.
Sau đám rước là các trò vui chơi được tổ chức, kéo dài cho đến rằm tháng giêng mới mãn.
Nhiều trò chơi như đánh vật, đánh đu, hát chèo, đánh cờ người, kéo co, chọi gà, leo dây trong khi các cụ ông, cụ bà thì đi lễ chùa niệm Phật
Ngoài đền thờ vua Thục An Dương Vương ở cổ Loa, còn có đền thờ Vua Thục ở chân núi Mộ Dạ, thuộc xã Hương Ái, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An, tục gọi là đền Cuông và ở xã Đông Cao, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, cũng có đền thờ Mỵ Châu
Những ngày hội đền cổ Loa lịch sử là những ngày để nhân dân trong vùng họp mặt ôn lại những truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên.

Đọc thêm về chùa Cổ Loa: https://hanhtrinhtamlinh.com/tuong-da-cut-dau-cong-chua-my-chau/

Loading...