Chùa Chiền Viện, còn gọi là chùa Vát Hồng, nay thuộc bản Vặt, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.


Tài liệu thư tịch quan phương, nói về ngôi chùa này sớm nhất, là sách Đại Nam nhà thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn. Theo bộ sách viết vào giữa thế kỷ XIX này thì nhất là đến khi ấy, chùa Chiền Viện vẫn còn là một kiến trúc Phật giáo lớn ờ miền núi Tây Bắc, với số tượng Phật được thờ trong chùa là: 1 pho tượng lớn, 8 pho vừa, 56 pho nhỏ bằng đồng, 2 pho bằng thiếc, 1 pho nhỏ bằng ngà…
Trước đây theo nhà Thái học cầm Trọng chùa đã được tạo lập từ thế kỷ XIII, được đồng bào Thái Mộc Châu xây dựng, với nghĩa thái của địa danh nơi xây chùa – “Bản Vặt” – chính là âm chệch của “Phật” và tên hội chùa lễ Phật vào tháng 5 âm lịch ở đây là “Chách Vặt, Chách Và”.
Những di tích chùa Chiền Viện đó bị đổ nát từ năm 1947, còn đến ngày nay, lại chỉ là một nền chùa khoảng 100m2, mấy trụ cột và mảng tường xây bằng đá với những vòm cửa đi xuống cấp, đổ nát và 2 bệ thờ. Đặc biệt là còn một tấm bia đá (99x64x15cm), một nửa khắc chữ Thái (mà theo giáo sư dân tộc học Hoàng Lương thì đây là chữ “Thái trắng” ờ vùng này) và một nửa khắc chữ Hán. Nội dung văn bia, cả hai ngôn ngữ đều thống nhất nói về việc xây dựng “Vắt Ni” (chùa này – tiếng Thái), với những người đóng góp tính bằng “công” và “hào” (tiếng Thái), trong đó có một số chức sắc (tên là “Tạo Tiêng”, “Chiêu Tổn” – tiếng Thái). Phần Hán ngữ của bia (theo nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chiếm) nói rõ: Đây vốn là ngôi chùa cổ thờ Phật, đã bị hủy hoại. Ngày 10 tháng 3 năm Duy Tân thứ XX (Mậu Thân, 1908) khởi công xây dựng lại, và đến ngày lành, tháng giêng năm Kỷ Dậu, 1909 thì hoàn thành. Ông Xa Văn Kỳ, tri châu, cùng nhân dân trong vùng Mộc Châu, hưng công xây dựng. Đóng góp vào việc xây dựng là rất nhiều người địa phương và cả từ phương xa, trong đó có “Đà Bắc tri chân Đinh Công Nội”, “Đà Bắc tri châu Xa Văn Nghĩa”, “Mai Châu tri châu Hà Công Chính”…

Hãy một lần đến với nơi đây, để cảm nhận sự thanh tịnh, thiêng liêng của một di tích cổ xưa.

Loading...