Chùa Chân Tiên ở số nhà 151 phố Đà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội.

Lịch sử

Theo truyền thuyết, chùa Chân Tiên dựng vào đời vua Lý Thánh Tông (thế kỷ XV), hồi đó chùa có tên là chùa Báo Thiên ở thôn Tiên Thị (khu vực Nhà Thờ Lớn). Đến thế kỷ XVIII ; chùa bị di rời ra thôn An Phụ (khu vực Hỏa Lò) lấy tên là Chân Tiên nhằm giữ lại địa danh gốc của chùa ở thôn Tiên Thị, giáp thôn Chân cầm. Khi thực dân Pháp xây trại giam Hỏa Lò đã chuyển chùa Chân Tiên đến phố Bà Triệu. Theo báo Hà Nội Mới thì: trước đó chùa có tên là chùa Báo Thiên ở thôn Tiên Thị và giáp thôn Chân Cầm. Đến thế kỷ 18, chùa bị di rời ra thôn An Phụ và lấy tên là Chân Tiên nhằm giữ lại địa danh gốc của chùa.

Kiến Trúc

Chùa đã sửa chữa một số lần. Chùa quay mặt về hướng Tây, Tam quan chùa sát đường Bà Triệu. Bên trong có Tam Bảo, Nhà thờ tổ, Nhà thờ Quan Thế Ằm, Điện mẫu, trai phòng, vườn tháp nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ. Chùa vẫn giữ được một số mảng chạm khắc trên kiến trúc, tượng, di vật, đồ thờ tự, đồ tự khí, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 18, 19. Hiện có 40 pho tượng tròn được tạo tác từ cuối thời Lê đến đầu thế kỉ 20. Ngoài ra cũng còn lại một số đồ quý khác như một bộ ván in gồm 237 bản khắc kinh lăng gia tâm ấn và một quả chuông đồng đúc vào thời Mạc.
Trong chùa còn giữ được một số mảng chạm khắc trên kiến trúc, tượng, di vật, đồ tự, đồ tự khí mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII, XIX.
Chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử, nghệ thuật ngày 2-3-1990.

Loading...