Đi từ trung tâm thủ đô sang cầu Long Biên quẹo phải vào khoảng 500m nhìn thấy biển báo dốc đền ghềnh là gần đến chùa Bồ Đề, địa chỉ phố Phú Viên, Phố Đề, Long Biên.

Phật tử và du khách có dịp đến thủ đô Hà Nội xin đừng quên đến thăm lại di tích của vùng đất được mệnh danh là “Bồ đề kinh đô trong cuộc kháng chiến chống quân Minh”; và theo văn bia “trùng của Thiên Sơn tự” có đoạn: “… Bồ Đề luôn luôn là nơi khách buôn tụ tập, xe ngựa dập dìu, quan khách thường lai vãng qua đây, phía tây trông ra sông Nhị Hà, thuyền bè nhộn nhịp… để kinh lại kiến hội ở chỗ này…” trong quần thể kiến trúc của địa danh Bồ Đề xưa gồm có chùa Bồ Đề cùng với hai cây bồ đề đại thọ cao 10 – 12m…

Chùa Bồ Đề tên chữ là Thiên Sơn tự nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng. Chùa xưa được kiến tạo vào cuối đời nhà Trần (khoảng 1427) trên gò đất cao nên gọi là Núi Trời, nhờ vậy có tên chữ Thiên Sơn. Sau do bị chiến tranh tàn phá, mãi cho đến năm 1614 mới được trùng tu tôn tạo- lại trên nền chùa cũ và chùa có công đức khắc in được hai quyển Pháp Hoa kinh để lưu hành. Đến giữa thế kỷ thứ XVIII, di tích đình Bồ Để, chùa và vùng phụ cận lại tiếp tục bị chiến tranh hủy hoại.

Vào năm Giáp Tuất đời Tự Đức thứ 27 (1874), đại sư Thích Nguyên Biểu tự hiệu Nhất Thiết đại sư (1835 – 1906) đến trụ trì và ngài đã trùng tu tôn tạo trên nền chùa cũ gồm: Thượng điện rộng năm gian cao to, tượng Phật thỉnh mới, chùa hộ, nhà Thiêu hương, nhà pháp bảo và của Tam quan.

Ngoài ra, đại sư còn khắc án văn Hoa Nghiêm kinh và Pháp Hoa kinh. Công đức đại sư rất to lớn trong việc xiển dương đạo pháp. Các thế hệ truyền đăng ở chùa tính từ đổi đại sư gồm:

Loading...

Đệ nhất: Tổ sư Thích Nguyên Biểu (Bồ Đề).

Đệ nhị: Hòa thượng Thích Thanh Trùy, Hòa thượng Thích Quảng ích, Thích Quảng Gia.

Đệ tam: Hòa thượng Thích Thiên Bản (Cao Đà).

Đệ tứ: Hòa thượng Thích Tâm Tịch đệ nhị Pháp chủ giáo chủ Phật giáo Việt Nam…

Đầu thế kỷ thứ XX, chùa Bồ Đề trở thành trung tâm đào tạo tăng ni thuộc hội Phật giáo Việt Nam do Hòa thượng. Thích Trí Hải điều hành. Năm 1946, giặc Pháp gây chiến, trường dời đi nơi khác. Chùa Bồ Đề chỉ còn lại nhà sư Thích Đàm Thanh trụ giữ. Năm 1951, bị lũ lụt lớn làm sạt lở, chùa chỉ còn lại tòa Thượng điện. Ngày 11 tháng 5 Tân Hợi (1971), mặc cho bom đạn Mĩ, Hòa thượng Thích Trí Hải cùng tăng ni, Phật từ đã tiến hành trùng tu lại chùa gồm: Kê kích toàn bộ thượng điện và xây dựng lại phía sau, nâng cao nền chùa. Đặc biệt, trước khi khởi công Hòa thượng đã làm bài văn phát nguyện rất ấn tượng, nay còn lưu giữ ờ chùa..

Năm 1972, nhà sư Thích Đàm Lan đảm nhận trụ trì; nhưng mãi đến năm 1986, ni sư trụ trì mới được phép tiến hành đại trùng tu từ nhà tổ, hậu liêu, nhà khách, nhà tăng, nhà bếp và nhà ở của hơn 50 cháu cô nhi đang được chùa nuôi dạy và cho đi học. Năm 1999, chùa tiếp xây lầu bát khác và tôn trí tượng Đức Bồ Tát Quan Thể Âm cao 3,2m, hướng về sông Hồng…

Hoa đào đang hé nụ e ấp chờ đón xuân, trong tiếng chuông chùa ban mai vang vọng, tiếng niệm Phật của các em thiểu nhi đi kinh hành cùng những tiếng ru ầu ơ của các tình nguyện viên chăm lo các cháu ấu nhi… Chùa Bồ Đề nơi ươm những mầm xanh đang bừng lên sức sống mới tỏa ngát hương.

 

Loading...