Chùa Bà Ngô là một ngôi chùa cổ ở Hà Nội, có niên đại từ thời vua Lí Nhân Tông, có tên chữ là Ngọc Hồ tự tức Chùa Ngọc Hồ, tọa lạc số 128 phố Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu, Hà Nội.
Trải qua gần 900 năm tồn tại, chùa Bà Ngô lưu giữ được nhiều văn bia, câu đối và một khối lượng di vật rất lớn ở nhiều thể loại như long ngai, bài vị, các tế khí… Chùa là một kiến trúc tôn giáo đẹp, độc đáo gắn liền với nhiều sự tích và nhân vật trong tiến trình phát triển của lịch sử Thăng Long – Hà Nội.

Lịch sử

Theo cuốn Thăng Long cổ tích khảo thì chùa được xây dựng vào thời vua Lí Nhân Tông (khoảng năm 1127 – 1128). Còn theo sách La thành cổ tích vịnh thì nguyên tại đây xưa có một gò hình cái bầu đựng rượu (tửu hồ), năm Kiến Gia thứ 8 (1281), Lí Huệ Tông đã cho dựng trên gò ngôi chùa Ngọc Hồ (bầu băng ngọc, đẹp và quý như ngọc). Người dân địa phương lại có cách giải thích khác là chùa vốn có một giếng nước rất trong không bao giờ cạn, là một thứ lễ vật tinh khiết bậc nhất dâng lên Tam Bảo. Giếng được bảo vệ như vật báu, được xây và có nắp đậy, ở dưới mé Tam quan của chùa, coi như bầu nước tinh khiết, quý giá như ngọc nên thành tên chùa.
Cũng theo sách này, vào thời nhà Lê, có một người con gái đẹp lấy chồng là một nhà buôn người hoa giàu có, bà đã bỏ tiền ra xây dựng lại ngôi chùa này to đẹp hơn chùa cũ, do đó mới có tên Bà Ngô (Ngô Khách). Chùa được sửa chữa và làm mới qua nhiều năm. Theo Ngọc Hồ tự bi kí dựng năm Tự Đức thứ 17 đã ghi: Năm Tân Dậu (1861) làm mới ngôi nhà tổ 5 gian, các năm Nhâm Tuất (1862), Quý Hợi (1863), Giáp Tý (1864), Ất Sửu (1865) tô tượng, đúc chuông, sửa chữa nhỏ.
Vào năm Ất Hợi (đời vua Bảo Đại, tức 1935), chùa được sửa chữa lớn nên đã có câu đối (tạm dịch): ”Không nhớ tháng Bà Ngô sửa chữa, Chỉ biết năm Bảo Đại khánh thành“. Sau lần sửa chữa này, chùa có được diện mạo với đầy đủ kiến trúc của một công trình thờ Phật: Tam quan, Tiền đường, Hậu đường, Nhà tổ, Điện mẫu và nhiều di vật, tế khí quý,

Sự tích

Gác chuông chùa Bà Ngô, nơi theo truyền thuyết, vua Lê Thánh Tông gặp tiên.
Sự tích kể rằng: Có một lần Lê Thánh Tông thăm chùa, thấy trên gác chuông có bóng người đẹp ngâm 2 câu thơ:
Ở đây mến cảnh mến thầy
Tuy vui đạo Phật chưa khuây lòng người“,
Cũng có thuyết nói rằng nhà vua thấy một thiếu nữ xinh tươi cầm một cành mẫu đơn ngâm mấy câu như sau: „
Bà Ngô phong cảnh xinh thay
Đố ai cắt moi sầu này cho xong
Bao giờ về tới ngự cung
Thì ta sẽ dải tấm lòng cho hay”.
Vua bèn gặp hỏi chuyện và muốn cùng nàng xướng họa. Nàng nhường vua làm trước, lấy đề bằng 2 câu thơ nàng vừa ngâm. Vua làm bài thơ đường luật như sau:
Ngẫm sự trần chuyện khéo nực cười
Tuy vui đạo Phật chửa khuây người
Chày kình mẩy khắc tan niềm tục
Hồn bướm năm canh lẫn sự đời
Be thẳm muôn tầm mong tát cạn
Sóng ân ngàn trượng dễ khơi vơi
Nào nào cực lạc là đâu tá
Cực lạc là đây chín rõ mười
Nàng xin phép sửa lại hai câu thực vầ luận là:
Gió xuân đưa kệ tan niềm tục –
Hồn bướm mơ tiên lẩn sự đời Be khổ muôn tầm mong tát cạn Nguồn ân ngàn trượng dễ khơi vơi”…
Vua rất phục, mời nàng lên kiệu về cung, nhưng đến cửa Đại Hưng thì nàng biến mất. Vua cho là tiên giáng trần, đựng lầu Vọng Tiên ờ đó để tưởng nhớ.
Một đêm nhà vuạ làm mơ thấy tiên hiện tới tự tình và nóị ở nơi kinh thành lâu nay thường xảy ra tai dịch là bởi có con thạch tinh ở dưới cái ao ngay trước quán, đã hóa ra một con gà bay đi tác quái khắp kinh thành, phải kịp trừ ngay mới khỏi sinh tra hậu họa lớn. Khi tỉnh dậy, nhà vua cho đào ngay ở giữa ao trước quán sâu tới 3 thước, đất đỏ như máu, thấy một một hòn đá, bèn đập vỡ tan, vứt ra ngoài sông rồi lấp phẳng ao đi. Từ đó kinh thành rất yên ổn.
Chùa Bà Ngô cũng là bối cảnh cho câu chuyện Tú Uyên gặp Giáng Kiều trong truyện thơ Bích câu kỳ ngộ. Chàng học trò nghèo Trần Tú Uyên một hôm đi xem hội làm chay ở chùa Ngọc Hồ:
“Ngọc Hồ có đám chay tăng,
Nức nô cảnh Phật, tưng – bừng hội xuân. ‘
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngổn ngang mã tích xứ trần thiếu ai”.
Chiều đến, sắp về, tuyết nhặt được một chiếc lá “lá hồng” có đề một câu thơ. Chàng định họa lại thì thấy một thiếu nữ tuyệt đẹp trước cửa Tam quan, liền đi theo, nhưng đến đình Quảng Văn thì thiếu nữ bỗng biến mất khiến cho chàng tương tư sầu muộn.
Các sự tích trên đã được Trần Bá Lãm (1757 – 1815) – tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1787) đề thơ như sau:
“Vịnh Ngọc Hồ tự
Địa bất bồng lai ẩn trích tiên,
Y hi hoàn bội bang hoa biên.
Đại Hưng môn ngoại tiên tung diểu,
Nan mịch Đào nguyên nhận túc duyên
Dịch:
Đất chẳng bồng thì nấu trích tiên, :
Bên hoa văng vẳng xuyến vòng rền.
Đại Hưng ngoài cửa tiên mờ dần
Khó kiếm nguồn Đào nhận túc duyên ”.
Cuộc doanh hoàn đương củi quế gạo châu, cấp của làm duyên, gọi chút được tròn quả phúc;
Chốn thành thị cũng non bồng nước nhược, lên chùa lễ Phật, kìa ai mến cảnh chiền già.

Loading...