Chợ Tết là những phiên chợ có phiên họp chợ vào dịp Tết (trước tết từ 25 tháng Chạp cho đến 30 tháng Chạp), phục vụ cho nhu cầu mua sắm, chuẩn bị cho ngày Tết. Chợ Tết được diễn ra nhiều nơi từ các đô thị cho tới vùng nông thôn, đến các vùng núi rừng, vùng cao cho đến ở Hải ngoại. Chợ Tết cũng là một trong những phong tục vui Xuân của người Việt Nam là đi chợ Tết để cầu duyên, cầu tài lộc, mua may bán đắt. Chợ Tết xưa mang nhiều nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Đây là phiên chợ họp sau phiên chợ cuối của năm, thuờng vào ngày 28 hoặc 29 tháng chạp. Gọi là phiên chợ trẻ con, vì dân quê, trong ngày phiên chợ này, chợ nào họp ngày nào thường thành lệ, bố mẹ cho trẻ con tiền để đi sắm tết, tức là đi mua tranh mua pháo.

 

Chợ Tết bán nhiều mặt hàng, nhưng nhiều nhất là các mặt hàng phục vụ cho tết Nguyên đán, như lá dong để gói bánh chưng,gạo nếp để gói bánh chưng hoặc nấu xôi, gà trống, các loại trái cây dùng thờ cúng (ngũ quả) để cúng tổ tiên và kẹo mứt để mời khách vào những ngày đầu năm này… Vì tất cả những người buôn bán hầu như sẽ nghỉ bán hàng trong những ngày Tết, những ngày đầu năm mới không họp chợ, nên phải mua để dùng cho đến khi họp chợ trở lại đưa đến mức cầu rất cao.

Vào phiên chợ Tết xưa các ông đồ cũng đem bán chữ, người ta sẽ nhờ ông viết cho những câu đối, những bức đại tự…

Loading...

Người Việt có câu mồng bốn chợ ma, mồng ba chợ người nên chợ được họp phiên đầu năm là mồng ba tết (ngày 3 tháng 1 âm lịch). Hơn nữa, chợ Tết cũng để thỏa mãn một số nhu cầu mua sắm để thưởng ngoạn, để lễ bái như hoa tết, những loại trái cây, đặc biệt là dưa hấu và những loại trái có tên đem lại may mắn như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài,… Những loại chợ Tết đặc biệt cũng sẽ chấm dứt vào trước giờ Ngọ giao thừa. Vào những ngày này, các chợ sẽ bán suốt cả đêm, và đi chợ Tết đêm là một trong những cái thú đặc biệt. Kèm theo các chợ mua bán ngày giáp tết đông đúc, nhiều nơi còn tổ chức các chợ hoa nhằm vui xuân.

Loading...