Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, Tổ Tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang.

Cảnh quan kiến trúc

Nhìn một cách tổng quát khu di tích lịch sử Đền Hùng có 4 đền, 1 chùa và lăng vua Hùng.

Cổng đền
Được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Cổng xây kiểu vòm cuốn cao 8,50 m, hai tầng, 8 mái, lợp giả ngói ống. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn, lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm cuốn nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hỗ phù. Giữa tầng một của cổng có đề bức đại tự: “cao sơn cảnh hành”. (lên núi cao nhìn xa rộng- còn có người dịch khác là: “cao sơn cảnh hạnh” đức lớn như núi cao). Mặt sau cổng đắp hai con hổ là biểu hiện sức mạnh tầng dưới, là hiện thân vật canh giữ bảo vệ thần.

-Đền Hạ và Chùa:

Loading...

Tương truyền nơi đây, mẹ Âu Cơ đã sinh ra trăm trứng sau nở thành trăm người con trai, nguồn gốc cộng đồng người Việt, nghĩa “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Dấu tích giếng “mắt rồng” là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau đền.Do sự tích này mà nhân dân lập ra Đền Hạ để thờ các Vua Hùng. Bên phải là chùa Sơn cảnh Thừa Long tự. (Sử ký viết là Vĩnh Long tự, làm năm Đại Định thứ 5 (1145) đời vua Lý Anh Tông). Thời Lê làm lại gọi là Thiên Quang thiền tự. Phía trước chùa là tháp sư và gác chuông. Phía trước đền là nhà bia công đức.

Đền hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỉ XVII-XVIII.Trong đền đặt 4 cỗ long ngai, 3 cỗ long ngai chính diện có bài vị thờ: ất Sơn Thánh Vương Vị; Đột Ngột Cao sơn Cổ Việt Hùng Thị Thập Bát Thế Thánh Vương Vị; Viễn Sơn Thánh Vương Vị.Cỗ long ngài thứ 4 không có bài vị, trong văn tế thời phong kiến ghi thờ hai bà chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa là con gái vua hùng thứ 18.

Chùa Thiên Quang: Được xây dựng vào thời Trần (thế kỉ XVII – XIV) có tên là “viễn sơn cổ tự”. Đến thế kỉ XV, chùa được xây dựng lại đổi tên là Thiên Quang Thiền Tự”. Đến thời Tự Đức thứ 3 (1850) chùa được xây dựng lại, kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm các nhà : tiền đường, thiêu hương, tam bảo ở phía trước; dãy hàng lang, nhà tổ ở phía sau. Năm 1917, một nhà phương đình (có 2 tầng mái) được xây dựng phía sau tam bảo, làm nơi hội họp của các nhà chức trách hàng năm bàn về việc tổ chức giỗ tổ. Năm Khải Định thứ 9 (1924) chùa được trùng tu lại. Năm 1999 -2000 chùa được đại trùng tu lớn như ngày nay.

Tháp Sư:  trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ 4 tầng, trên nóc đắp hình hoa sen, lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ, trong tháp có bát nhang và tấm bia đá (0,30m X 0,50m) kể về các vị hòa thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Tam Quan: được xây dựng vào thế kỉ thứ XVIII, gồm ba gian hai tầng mái, 4 vì kèo cột kiểu chồng gường kết hợp với bẩy kẻ, các bẩy kẻ hầu như để trơn không  chạm trổ gì. Chỉ riêng chiếc bẩy số 1 ở hiên trước và sau là trạm nổi hình mây lửa, đao mác và các chùm văn xoắn có dáng dấp mĩ thuật đời Lê.

-Đền Trung:

      Nơi này trên 2300 năm trước là quán nghỉ ngơi khi lên lễ bái Điện Kính Thiên và ngắm cảnh của Vua Hùng, đôi khi họp bàn việc nước cơ mật với các Lạc hầu, Lạc tướng. Tương truyền còn là nơi hoàng tử Lang Liêu dâng bánh dày bánh chưng.
Sau thời Hùng Vương nhân dần lập miếu thờ các Vua Hùng “Hùng Vương tổ miếu”.

Căn cứ vào các phế tích các tài liệu kiến trúc xây dựng đã tìm được qua các cuộc khai quật khảo cổ học, cho thấy: vào thời Trần và có thể trước đó, tại Đền Trung cũng như các khu đền Hạ và đền Thượng, đã xuất hiện các kiến trúc tín ngưỡng và tôn giáo. Đến thế kỉ XV, Nho giáo phát triển, các công trình kiến trúc tôn giáo của cư dân địa phương thờ Phật trên núi Cả (Núi Hùng), được quy tụ xây dựng tại khu vực tương đương với khu đền Hạ, chính là ngôi chùa Thiên Quang hiện nay. Đền Trung là công kiến trình còn tồn tại đến ngày nay. Năm 1998 được trùng tu lại.

     Đền Trung thờ tự giống như đền Hạ. Ba Gian và đầu đốc, đặt 4 bệ thờ, trên đặt 4 long ngai, 3 bài vị. Ban chính giữa đồ thờ để thất sự, hai gian hia bên để ngũ sự, gian đầu đốc để tam sự. Các đồ thờ tự đều được sơn son thiếp bạc phủ hoàng kim, có niên đại hầu hết vào thời Nguyễn.

Trong đền có 4 bức hoành phi có nội dung:
 Hùng Vương Tổ Miếu : miếu thờ tổ Hùng Vương, (Gian giữa)
Hùng Vương linh tích: 9 vết tích linh thiêng của Vua Hùng (bên phải)
Triệu Tổ Nam Bang: Tổ muôn đời của nước nam, (bên trái)
Trong đền có 4 cỗ long ngai, 3 Cỗ Long Ngai chính diện có bài vị thờ ghi:
Ất sơn thánh vương vị;Đột ngột Cao Sơn Cổ Việt Hùng thị thập bát thế Thánh Vương vị;Viễn sơn Thánh Vương vị.
Cỗ Long Ngai thứ 4 không có bài vị, trong văn tế ghi thờ hai bà chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa là con gái Vua Hùng thứ 18.

-Đền Thượng
Đền Thượng: Nơi đây các vua Hùng lập miếu thờ TrờiKính thiên lĩnh điện“, thờ 3 ngọn núi thiêng là Đột Ngột Cao Sơn (núi Hùng), tháp Sơn (núi Trọc), Viễn Sơn (núi Vặn), thờ Thần lúa (có mảnh vỏ trấu bằng chiếc thuyền thúng mới mất trong kháng chiến chống Pháp), thờ Thánh Gióng là tướng Nhà Trời giúp đuổi giặc Ân. Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa LĨnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân Nông Nghiệp thờ trời đất thờ thần lúa cầu mong mưa thuận gió hòa mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Đền làm kiểu chữ vương, kiến trúc đơn giản,gồm nhà chuông trống, đại bái, tiền tế và hậu cung.
Giữa thế kỷ 3 trước công nguyên, Thục Phán được Vua Hùng 18 nhường ngôi, mới lập hai cột đá thề trên đỉnh núi và làm đền thờ 18 vua Hùng. Lại mời dòng tộc nhà vua đến ở chân núi giao cho việc thờ cúng.

 Trên đền Thượng còn có cột đá thề và nhà quan cư.

 Cột đá thề: Tương truyền do Thục Phán dựng lên, khi được Vua Hùng 18 nhường ngôi để thề nguyền bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Hùng. Cột đá cao 1.3m rộng 0,3m, hình vuông, là một trong bốn chiếc cột đá tìm thấy trên núi Hùng.

     Nhà quan cư: Ở bên phải đền Thượng là nơi sắp lễ và chỉnh đốn trang phục trước khi làm lễ dâng hương. Trong nhà quan cư có bốn bia ghi nội dung về việc tu sửa đền Thượng, được gắn vào tường. Những bia này được viết bằng chữ Hán, có niên đại vào thời Nguyễn.
Bia số 1: “Khảo về đền Hùng Vương” .
Bia số 2: “Bia ghi kỷ niệm ở miếu thờ Hùng Vương
Bia số 3: “Bài ký trên bia ghi Cổ tích của Tổ quốc”.
Bia số 4: “Bia ghi tên hội đồng trung tu” .
Bia số 5: Bia ghi về điển lệ miếu thờ Hùng Vương.

Loading...