“Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”. Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười)

Trước đây, lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường; những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn Tết bù… Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán.

Nguồn gốc tục lệ

Truyền thuyết thứ nhất kể rằng: Ngày xửa ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân thiên đình đúng ngày 15 tháng 1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới. Rất may cho loài người là có một số vị thần trên thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng. Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh.

Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong.

Truyền thuyết thứ hai kể rằng: Vào thời Hán Vũ Đế, có một cô gái trẻ sống trong cung bị cấm về thăm cha mẹ vào ngày 15 tháng 1 đã có ý định lao xuống giếng để tự vẫn. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, một vị quan cận thần đã nghĩ ra một kế để giúp cô. Ông tâu với Hán Vũ Đế rằng, ngày 16 tháng 1, thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành. Để tránh tai họa đó, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15.

Loading...

Theo lệnh của Hán Vũ Đế, ngày đó mọi nhà đều treo đèn lồng, nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không hề ai biết. Những truyền thuyết trên lý giải khá thú vị về nguồn gốc ra đời của lễ đèn lồng trong đêm rằm đầu tiên của năm mới. Một số học giả cho rằng, lễ hội này bắt nguồn từ truyền thống dùng lửa để xua đuổi xui xẻo và kỷ niệm ngày lễ hội đầu xuân của người dân.
Theo An nam chí lược, đêm Nguyên tiêu, triều đình nhà Trần dựng cây đèn trên sân rộng, gọi là đèn là Quảng chiếu (một loại đèn kéo quân) muôn ngọn đèn sáng rực. Các vị sư đi xung quanh đèn đọc kinh, các quan đứng vòng quanh đèn làm lễ, gọi là lễ “triều đăng”. Hội đèn Quảng chiếu đầu tiên mở vào năm 1119 đòi Lý Nhân Tông. Trong đêm Hội đèn còn kết hợp đốt pháo bông, múa rối.
Thời Lý người dự Hội đèn Quảng chiếu cầu sông lâu. Năm 1116 ở phía ngoài cửa Nam thấy: “Dựng đài đèn Quảng chiếu, trước sân rộng cửa Đoan môn. Giữa trồng một cây nêu, ngoài đặt bảy tầng đài, rồng uốn mình đỡ tòa sen vàng; khâu lồng bằng sa để giữ lửa hoa lan; đốt pháo bông trên trời sáng như vầng nhật… Trong Đoan môn có một ngọn núi vàng, đặt tượng đa bảo Như lai, bày mấy tầng kiệu pháp gia… Thứ nữa lại có hai toà bằng bạc, bên trái đặt tượng A di đà, bên phải đặt tượng Diệu sắc thân. Thế mạnh vươn cao, dáng đẹp tung bay…” (trích Văn bia chùa Đọi, 1121).
Trong dân gian vào ngày này người ta thường hay đi chùa lễ Phật để cầu mong cho sự bình yên quanh năm. Trong mỗi gia đình đều làm một mâm cỗ mặn cúng gia tiên và cúng chay trước bàn thờ Phật.
Ngày nay một số người có điều kiện cũng lập đàn tràng tại gia, dù là nhỏ, để làm lễ dâng hương Trời, Phật Tiên, Thánh và giải hạn sao. Đàn tràng được lập ngoài sân.
Theo các nhà thuật số thì mỗi năm, mỗi người có một sao chiếu mệnh, như : La hầu, Thổ tu, Thuỷ diệu, Thái bạch, v.v… Trong số có sao mang tính cách tốt, lại có sao vận hạn xấu. Xấu thì làm lễ để tiễn, còn tốt thì làm lễ để nghinh đón.
Lễ nghinh, tiễn này được tiến hành thưòng kỳ vào các tháng trong năm và những ngày nhất định.
Tuy nhiên, dù sao nào thì nhân dịp ngày rằm tháng Giêng người ta cũng có làm lễ dâng nhưng bao giờ cũng phải đủ số lượng các đèn, nến theo tính chất của mỗi sao như : sao Thái dương – 12 ngọn đèn, nến; sao Thái âm – 7 ngọn đèn, nến…
Bài vị cũng được thiết lập trên giấy có mẫu tương ứng với ngũ hành của từng sao như : sao Thái dương : bài vị giấy màu vàng và viết lên đó mấy chữ : “Nhật cung Thái dương thiên tử tinh quân”, v.v… Đồng thời khi làm lễ lạy cụng phải đúng hướng chiếu của sao.

Loading...