Chủ đề “Ai khôn ai dại một kỳ này thôi” được Đại Đức Thích Trí Huệ thuyết pháp tại chùa Bửu Quang giúp mỗi người ngộ ra được nhiều điều. Sống trên cuộc đời này con người ai chả có lúc dại lúc khôn, có lúc mình tự ngộ ra được cái dại hay khôn đó, nhưng cũng có lúc mình đắm chìm trong cái dại đó mà không tỉnh ngộ ra được.

Có người từng nói rằng cái khôn cái dại của con người không tính bằng tuổi tác, mà bằng lời nói cách ứng xử của người đó trước cuộc đời, nên có những người đã sống gần hết trăm năm cuộc đời mà tưởng như đã chết từ thuở lọt lòng. Một sự thật là chẳng ai muốn mình thành người dại cả, vì dại là cái nguyên cớ của nhiều khổ đau, rắc rối, nhưng đâu phải ai cũng khôn mà không dại, và có khi chính từ vấp váp đó con người ta lại chuyển từ dại thành khôn.

Một con người bình thường ắt sẽ có lúc khôn lúc dại, nhưng quan trọng là biết dừng đúng lúc, đừng lún sâu vào cái dại và cũng đừng tự đắc khi thông minh thì cuộc đời sẽ vững vàng để bước. Con người mấy ai chấp nhận mình thua thiệt, họ luôn muốn chứng minh, nhưng nhiều khi quá đà thành thái quá rồi lại bị cho là tính toán. Vậy làm được một người khù khờ không tính toán nhưng vẫn thấy hài lòng mới là khó nhất.

Dại quá thì dễ bị người ta lợi dụng, nhưng thông minh quá chẳng nhẽ không bị lợi dụng sao? Một người thông minh, luôn khôn lanh tính toán thiệt hơn, luôn có được những quyền lợi về mình, họ sẽ qua mắt được đám người khù khờ, nhưng lại bị chính những người thông minh dò xét, chơi xấu, vậy rồi cuộc sống của họ cũng có được bình yên.

Nói hơi ngịch lý, nhưng kỳ thực trong cuộc sống đôi khi chúng ta phải giả ngốc, giả dại đó mới thực sự là người thông minh.  Vì giả ngốc được xem là cảnh giới của đại trí tuệ.

Loading...

Con người hay biết dại – khôn cho đúng lúc đúng người, không đôi khi sự lanh lợi lại chuốc về muộn phiền, biết lúc nào nên lùi để rồi tiến xa hơn.

Loading...