Rất tiếc là hàm nghĩa và cảnh giới tu luyện chân chính mà tác giả Ngô Thừa Ân muốn gửi gắm đã bị mất, hoặc bóp méo rất nhiều khi nó được dựng thành phim. Họ làm phim thiếu nhiều lắm ví như về tình tiết, ý nghĩa, lai lịch nhân vật, nội hàm tu luyện,… thiếu nhiều lắm.

Vậy nên khuyên chân thành bạn nào muốn biết ý nghĩa đích thực của Tây Du ký thì nên đọc nguyên tác “Tây Du Ký”. Hơn hết là đừng đọc lời tựa đề, vì lời đề tựa của NXB là dựa trên ý kiến chủ quan cá nhân, mà muốn lái người đọc đến ý kiến riêng của người viết lời đề tựa đó, chưa kể con người hiện đại không thể hiểu được tâm thái, trạng thái của người xưa, vậy nên thành ra lời đề tựa đã bóp méo và xuyên tạc ý nghĩa tác phẩm của Ngô Thừa Ân mong muốn. Hãy đọc chuyện, không đọc lời đề tựa. (Vì Ngô Thừa Ân không để lại lời đề tựa nào cả, hãy tự suy ngẫm ý nghĩa tu luyện trong tác phẩm này).

– Nếu bạn đọc nguyên tác, thì biết tất cả các nạn đó đều có an bài tỉ mỉ, thậm chí yêu quái xuống hạ giới cũng là các vị Thần Tiên, Bồ Tát, chư Phật,… đã có sắp đặt và tiên liệu trước, cố tình bày ra như vậy, vì việc đi Tây Thiên thỉnh Chân kinh là mong muốn của Phật Tổ Như Lai. Vậy nên các nạn từ đầu đến cuối đều là do bên Phật gia an bài.

Mục đích cuối cùng của việc Tây du là Phật giáo hồng truyền Đông phương, độ hóa chúng sinh Đông phương, cũng đồng thời trong quá trình Tây du là tạo ra các thử thách khó khăn, để hiển lộ tâm tính từng người, để tôi luyện ý chí, diệt trừ ma tính của người tu luyện trong con đường tu luyện của 4 thầy trò, càng khó khăn gian khổ bao nhiêu thì càng huy hoàng vĩ đại bấy nhiêu, vậy nên cuối cùng viên mãn, ai quả vị gì thì xứng đáng với quả vị đó.

– Trư Bát Giới tuy có công phò tá Đường Tăng, nhưng vì tính xấu vẫn còn nên chỉ được làm Tịnh Đàn Sứ Giả (nói thẳng ra là người trông coi ăn uống của Phật giới, chẳng đạt quả vị gì hết). Còn 3 vị kia, trong quá trình Tây du, ý chí kiên cường 4 người (kể cả Bạch Long mã) thành tâm bái Phật cầu Chân kinh, trong đó đủ mọi gian khổ trùng trùng mà không hề có ý thoái lui, nên quả ngọt nhận được rất xứng đáng. 2 vị hưởng quả vị Phật, vị kia là La Hán Kim Thân, thậm chí Bạch Long còn được thăng làm Thiên Long Bát Bộ Hộ Pháp, đủ thấy Bát Giới không bằng một con ngựa. Vậy nên ta mới thấy, chịu khổ bao nhiêu sẽ nhận được bấy nhiêu, đó là lẽ công bằng của vũ trụ.

Loading...

Nhiều người hiểu sai về chi tiết cái bát vàng trong nạn Kinh giả, nhiều người hiểu là ăn hối lộ. Ăn hối lộ là cách nghĩ của người thường. Thực ra người tu luyện phải đạt đến trạng thái vô vi, Đạo gia giảng “vô”, Phật gia giảng “không”. Mọi chấp trước và dục vọng xấu cần phải vứt bỏ hết. Khi đến Linh Sơn, 4 thầy trò vẫn chấp trước vào cái bát vàng xin ăn, chính là vẫn chấp vào vật chất, vào vật ngoài thân. Vậy nên 2 vị Hành giả A Nan, Ca Diếp, muốn dùng thử thách để xem 4 thầy trò đã tống khứ chấp trước vật chất đấy chưa, vậy nên mới có nạn Kinh không chữ.

Khi Đường Tăng cuối cùng đã hiểu, đã trừ bỏ chấp trước cuối cùng đó, thì nhận được Kinh có chữ. Phật giới của Như Lai đâu đâu cũng là vàng, nhà cửa cũng là vàng, các kiến trúc đều là vàng, là bảo vật kỳ trân, đẹp đẽ, long lanh như châu ngọc, đến ăn họ cũng chẳng cần. Phật Như Lai đại tự tại, muốn gì có nấy, cần gì mấy thứ đó chứ. Chính là để trừ bỏ chấp trước cuối cùng của người tu luyện – của 4 thầy trò. Vậy nên con người dùng tâm người thường để đo lòng Giác Giả, đo lòng Thần Phật thì cũng giống như tiểu nhân đo lòng quân tử vậy, hẹp hòi và nhỏ bé.

Loading...