Lễ nhập quan được làm ngay sau khi liệm xong. Thân nhân có mặt đứng theo thứ tự xa gần, trên dưới quanh quan tài.

Lễ nhập quan
Lễ nhập quan

 

Theo cổ tục định cho con trai đứng bên trái, con gái bên phải người chết. Nâng người chết lên bằng bốn góc tấm vải tạ quan, và đặt nhẹ nhàng vào áo quan.

Chỗ trống trong áo quan được dồn đầy bằng quần áo cũ hoặc giấy. Xong xuôi thì gấp vải tạ quan phía trên, phía dưới, trái trước, phải sau. Sau cùng, bôi sơn trên thành quan tài và đậy nắp, đóng cá cho chắc. Theo lệ xưa quan tài bao giờ cũng sơn đỏ, được đặt giữa nhà, đầu quay ra ngoài.

Tục ta còn bỏ lịch hoặc các giây tờ có dấu của vua vào áo quan; có nơi bỏ cỗ bài tổ tôm, hoặc tàu lá gồi.

Loading...

Trên quan tài để một bát cơm với một quả trứng luộc đặt giữa hai chiếc đũa bông cắm đúng thẳng. Bát cơm tượng trưng cho sự đầy đặn, lòng hiếu thảo. Quả trứng (sau này sẽ là con gà) là dấu tích của việc thờ thần mặt tròi.

Con cháu trải rơm ngồi hai bên linh cữu, trai bến trái, gái bên phải. Tục đặt quan tài đầu quay ra phía ngoài có ý nghĩa: người đến phúng điếu sẽ lễ lạy ở đằng đầu chứ không phải lễ lạy ở phía dưới chân

Loading...