Ngày xưa, ở nước Xá Vệ có một ông già, ông và con trai ông dựa vào nhau để sống, cuộc sống rất khó khăn. Sau đó ông già được giáo nghĩa Phật gợi ý, ông và con trai ông đi tu, ông già làm Tỳ kheo, con trai ông làm hòa thượng, hai người trở thành thầy trò.

Có một ngày, Tỳ kheo già và hòa thượng nhỏ đi xin bố thí, hai thầy trò càng đi càng xa, đến khi họ nhớ ra nên trở về thì trời đã tối rồi. Sư phụ cao tuổi rồi, đi rất chậm, đệ tử phải đi lên để đỡ sư phụ.

Trời càng lúc càng tối, khi họ vào trong rừng, trời đã tối đến mức không thể nhìn thấy ngón tay của mình, chỉ có thể nghe thấy tiếng bước chân tiếng lá cây và những tiếng kêu của các con thú từ xa.

Hòa thượng nhỏ biết là trong rừng thường xuất hiện các con thú, vì muốn bảo vệ sư phụ, nên ôm chặt vai của sư phụ, vừa đỡ vừa đẩy đi nhanh về hướng ngoài bìa rừng.

Sư phụ già yếu rồi, lại đi cả ngày rồi, lúc trước đã cảm thấy rất mệt mỏi, vả lại không nhìn thấy đường nữa, loạng choạng một chút là ngã xuống đất, đầu va vào đá mà chết.

Loading...

Hòa thượng nhỏ thấy sư phụ bị ngã nhanh tay đỡ sư phụ lên, nhưng thấy sư phụ không phản ứng gì mới biết sư phụ đã chết, hòa thượng cảm thấy rất đau khổ, bật khóc.

Sau khi trời sáng, hòa thượng nhỏ một mình về chùa.

Sau khi các Tỳ kheo biết chuyện này, ai cũng chỉ trích hòa thượng nhỏ: “Mày xem này! Chính vì mày không cẩn thận nên mới hại cho bố mày chết”.

“Đúng rồi! Đẩy bố mình đi đâm vào đá, thật là bất hiếu!”

Hòa thượng nhỏ không thể nói lại được, trong lòng cảm thấy tủi thân, nên đi kể khổ với Phật. Phật bảo hòa thượng nhỏ ngồi xuống, nói: “Những lời con muốn nói, ta đều biết hết rồi, cái chết của sư phụ con không phải lỗi của con”. Tuy là như vậy, nhưng hòa thượng nhỏ vẫn lo lắng buồn chán, không có tinh thần.

Phật nhìn thấy, cười nói: “Ta kể một câu chuyện cho con nghe nhé! Ngày xưa có một người bố bị ốm nặng, con trai ông thấy sốt ruột, đi cầu thầy thuốc khắp nơi. Mỗi ngày sau khi con trai cho bố uống thuốc thì đỡ bố nằm xuống để bố ngủ thoải mái hơn. Nhưng họ đang ở trong một nhà cỏ tranh. Dưới đất ẩm ướt, có rất nhiều côn trùng, chúng suốt ngày bay đi bay lại, ảnh hưởng giấc ngủ của người bố. Con trai nhìn thấy bố không ngủ được thì đi tìm vợt muỗi để đuổi côn trùng. Nhưng đuổi thế nào cũng không thể đuổi được hết. Người con trai vừa sốt ruột vừa nóng nảy, rồi đi tìm môt cái gậy to đi đuổi côn trùng. Có một con ruồi đậu trên mũi của người bố, người con trai không kịp nhìn rõ thì dùng gậy đánh con ruồi đó, khiến người bố cũng bị đánh chết, không kịp nói lời nào đã ra đi”.

Phật dừng lại một chút rồi nói: “Con trai có hiếu giết người, đó cũng chỉ là điều bất trắc, không thể nói người con trai đó là thủ phạm giết người, không thì người con trai đó sẽ bị oan”.

Phật nhìn thấy hòa thượng nhỏ đang tập trung nghe, hình như đã hiểu ra điều gì, rồi Phật hỏi: “Con đẩy sự phụ của con có phải lo sư phụ bị các con thú tấn công không, muốn nhanh nhanh đi ra khỏi rừng, không phải có ý xấu muốn giết người, đúng không?”

Hòa thượng nhỏ gật đầu.

Phật nói: “Câu chuyện ta nói cho con nghe khác với chuyện con đã từng trải qua, nhưng đạo lý giống nhau. Phật pháp từ bi, con cứ yên tâm tu hành đi!”

Hòa thượng nhỏ nghe những lời của của Phật, trong lòng được an ủi, vì vậy càng chăm chỉ tu hành.

Trong cuộc sống chuyện đáng sợ nhất không phải là những chuyện đã làm sai, mà là lòng nghĩ sai, chuyện làm sai rồi còn có thể sửa lại, lòng nghĩ sai rồi thì sẽ làm tiếp chuyện sai. Chỉ cẩn lòng mình không nghĩ sai thế thì không có gì phải lo nữa cả.

Trong kinh Phật có nói: “Thanh tịnh tâm trực chúng đức bản” (Tâm thanh tịnh trồng nhiều gốc-đức). Tất cả công đức đều đến từ tâm thanh tịnh. Muốn được về Tây Thiên, tâm hồn phải trong sáng.

Thế gian cũng nhờ vào tâm thanh tịnh. Chúng sinh ở thế gian, nếu tâm thanh tịnh, chắc chắn có hiếu; nếu tâm không thanh tịnh thì sẽ bất hiếu. Nếu tâm thanh tịnh thì chắc chắn sẽ tôn trọng bậc tiền bối; nếu tâm không thanh tịnh thì sẽ không biết tôn trọng bậc tiền bối.

Ý nghĩa của tâm thanh tịnh tức là “không thể lường, không có cản trở”. Có thể làm được như vậy không phải chuyện dễ. Vì cõi lòng của con người rất dễ bị những chuyện ngoài ảnh hưởng. Người xấu sẽ bị lòng xấu dẫn đi làm việc xấu. Người bình thường cũng sẽ vì lòng kiên trì và lòng hổ thẹn mà để cho mình bị rơi vào đau khổ và không thể rút ra được.

Nếu con người vì những chuyện mà trong lòng có vướng mắc và vì thế nảy sinh tâm phiền não và tâm hoan hỉ, như thế tâm sẽ mất đi bộ mặt nguyên gốc của nó.

Có tinh thần tự kiểm điểm lại bản thân cũng rất đáng quý, nhưng nếu vì những lỗi không cố ý mà chỉ trích mình quá mức, thế là lòng cố chấp, tự trách bản thân này cũng dễ khiến cho con người cảm thấy áp lực tâm lý, ảnh hưởng cuộc sống bình thường của con người.

Con người khó tránh được phạm lỗi lầm, thà đi làm những chuyện có ý nghĩa hơn để tránh phạm sai lầm như nhau, còn hơn là cứ đau khổ tự trách.

Loading...