Từ lâu, với quan niệm “trần sao âm vậy” người dân mỗi khi đến các dịp dỗ người mất, lễ rằm là lại “hóa vàng” – tức đốt vàng mã: nào là xe hơi, nhà lầu, tiền, điện thoại, các vật dụng gia đình…với niềm tin người thân đã mất của mình ở cõi vô hình có thể nhận được; hoặc chư Thánh thần có thể nhận được lễ vật cung tiến mà phù hộ cho các ước nguyện được như ý.

Vậy thì câu hỏi đặt ra là: khi người sống đốt vàng mã thì người đã mất và thánh thần có nhận được không? Chúng tôi xin nhường cho quý đọc giả tự phân định sau khi đọc bài viết dưới đây.

Mỗi quốc gia trên thế giới này đều có đồng tiền riêng cho mình, và đồng tiền được luật pháp và chính quyền bảo mật, bảo hộ để đề phòng người ta in tiền giả làm rối loạn nền kinh tế. Chỉ có chính phủ của quốc gia đó mới được phát hành tiền tệ của nước mình mà thôi, vì thế nếu ai in tiền giả để tiêu thụ là phạm luật và bị chính quyền xử lý.

Con cháu ở đời muốn cho tiền ông bà cha mẹ thì phải bỏ công sức ra làm việc mới có tiền, chứ cũng không thể làm bậy ăn cướp của người khác được, cũng càng không thể đi mua tiền giả tiêu thụ được; những việc làm đó trước sau cũng bị chính quyền thế gian xử lý. Lẽ đời là thế thì luật Đạo cũng không khác. Các cõi vô hình cũng sẽ có đồng tiền của riêng mình, và đồng tiền đó cũng được chính quyền vô hình bảo hộ. Người sống lấy đống giấy lộn có in hình vẽ rồi gọi nó là “vàng mã”, “tiền âm phủ”…loại tiền này ở trên thế gian vốn không có giá trị, làm ra rất dễ, có thể in ra số lượng lớn. Nếu như gửi xuống cõi vô hình, thì đó là tiền giả không có giá trị lưu thông và trao đổi. Nhà lầu, xe hơi, cũng như vậy.

Đốt vàng mã gây lãng phí
Lạm dụng việc đốt vàng mã gây lãng phí

Do đó, người sống phải vất vả làm việc và tiết kiệm tiền mới có thể mua được chứ không phải tự nhiên mà có. Đốt vàng mã thì thành tro, về phần vô hình nó không thành cái gì cả, không có giá trị gì hết.

Loading...

Nếu nói như vậy, tại sao có trường hợp vong nhập kêu thiếu thốn về đòi đốt tiền bạc và các vật dụng?

Ở các quốc gia Tây phương, họ không có đốt vàng mã, cũng như làm đám giỗ cho người mất nhưng người thân của họ có nhập về đòi đốt tiền bạc cho họ hay không? Nếu có thì những hiện tượng này đã phổ biến và được biết đến rộng rãi ở các xứ đó rồi vì gia đình nào cũng có người đã mất, bao nhiêu đời tổ tiên không được đốt vàng mã, như vậy nếu các vong linh đã nhập về tràn lan để đòi đốt rồi.

Thánh thần tùy theo căn cơ và niềm tin của từng dân tộc mà bày ra các hình thức để cho dân chúng nơi đó có phương tiện để tin vào tâm linh. Lấy cái vật chất hữu hình có thể nhìn, cầm, hiểu được để dạy về cái vô hình trừu tượng khó hiểu; cũng như ở lớp học mẫu giáo các giáo viên thường lấy các hình tượng nhiều màu sắc để trẻ em nó thích mà chú ý nghe giảng, cũng dễ hiểu bài. Thà tin có cõi vô hình sau khi chết để đốt vàng mã, còn hơn là không tin gì. Các vong linh được về nói chuyện cùng con cháu cũng do chư Thánh thần đưa đi, nhân tiện gửi lời dạy của thánh thần đến con cháu bằng việc đòi đốt tiền vàng, vật dụng. Có thể nói, vàng mã cũng là một hình thức của Đạo, nhờ hình thức này mà thánh thần hướng tâm con người về tâm linh; nhưng nên nhớ rằng hình thức chỉ là hình thức chứ không phải cái nội dung chính yếu, cũng như khi hiểu bài rồi thì không cần đến hình tượng nữa.

Vậy người mất và cõi vô hình xài đồng tiền nào?

Người và các cõi nước ấy đều xài đồng tiền: Phước Đức (những việc thiện lành, công đức…). Sau khi chết đi, chỉ phước và nghiệp theo chúng ta mà thôi. Do vậy, muốn giúp cho người thân đã mất chỉ có bằng cách làm lành tránh dữ; thực hành bố thí lập công đức, từ bi; cầu nguyện với trời Phật…hồi hướng công đức cho vong linh.

Trước giờ tôi đã đốt vàng mã rất nhiều, như vậy có bị tội “tiêu thụ tiền giả” không?

Không. Vì lòng từ bi mà thánh thần bày ra phương tiện hình thức để dạy dỗ con người. Nó chỉ là mộ hình để dạy đạo cũa thánh thần, không có khác gì. Nếu người nào có dã tâm, tham lam, cầu xin những điều quá cao nên đốt thật nhiều vàng mã để “hối lộ” thần thánh để thần thánh chứng cho thì sẽ bị thánh thần phạt.

Loading...