Chùa Thuyền Tôn là một tổ đình lớn gắn liền với sự khai sáng của Tổ Liễụ Quán (1667-1742) vào đầu thế kỷ XVIII. Chùa Thuyền Tôn là một tổ đình lớn ở Huế, ngày nay thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thuỷ An.

Lịch sử chùa Thuyền Tôn

Vào khoảng năm 1708, chùa Thuyền Tôn chỉ là một thảo am nhỏ bé do Ngài tạm dựng để tu chứng Thiền quán. Sau khi tổ viên tịch, nền thảo am trờ thành nơi xây tháp mộ và chùa đựợc xây dựng quy mô cách đó lui vào khoảng 500m vào năm 1746 do công quả của Chưởng Thái giám Mai Văn Hoan đòi chúa Nguyễn Phước Hoạt và thập phương tín chúng hai phủ Triệu Phong xứ Thuận Hóa và phủ Quảng Ngãi xứ Quảng Nam đương thời. Đại hồng chung cũng được chú tạp trong thời kỳ này, đề niên hiệu Cảnh Hưng thứ 8.

Chùa Thuyền Tôn tọa lặc tại ấp Ngũ Tăy lằng An Cựu, bên trái núi Thiên Thai, nên có tên là Thiên Thai Thuyền Tôn tự, hay còn gọi là Thiên Thai Nội Tự, để phân biệt với Thiên Thai Ngoại Tự ở làng Dương Xuân.

Các vị cao túc đắc pháp của Tổ Liễu Quán đã kế tục trụ trì chùa Thuyền Tôn trong buổi đầu như Tể Hiệp Viên Minh, Tế Hải Viên Giác. Tế Mẩn Tổ Huấn và Tê Ân Lưu Quang đều thuộc đời thứ 36 Lâm Tế chính tống. Tiếp theo là các Hòa thượng Đại Huệ Chiếu Nhiên, Đại Nghĩa Trí Hạo. Lúc này chùa được trùng tu lần thứ nhất do sư Đại Huệ chủ trì.

Cuối thế kỷ XVIII, vào thời Tây Sơn, tăng chúng xiêu lạc, chùa bị tiêu điều. Nhưng các vị Thiền sư Đạo Minh Phổ Tịnh, Đạo Tâm Trung Hậu vẫn còn cố gắng chống chọi cho có ngôi chùa.

Loading...

Năm 1808, Ngài Phổ Tịnh được Hoàng hậu Hiếu Khương phong làm trụ trì chùạ Thiến Thọ. Ngài Đạo Tâm Trung Hậu thay thế làm trụ trì, đã được tín nữ Lê Thị Ta phát tâm cúng dường trùng tu chùa Thuyền Tôn.

Sau đó trụ trì là ngài Đạo Tại Sở Trí, Đại sư Tánh Thiện và Hòa thượng Hải Nhuận kế tục cho đến cuối thế kỷ XIX, Đầu thế kỷ XX là sư Tâm Thiền. Dần dà qua thời gian chùa Thuyền Tôn đã lâm vào cảnh hư hỏng đồ nát.

Mãi đến năm 1937, Hòa thượng Trừng Thủy Giác Nhiên, là pháp tử của Hòa thượng Tâm Tịnh, đang giữ cương vị Tăng cang chùa Thánh Duyên đã được sơn môn suý cử kiêm chức trụ trì chùa Thuyền Tôn. Hòa thượng đã ra sức phục hồi, đại trùng tu toàn diện: Chính điện; Tiền đường, Đông phòng, Tây xá, tạo nên quy mô như ngày nay.

Hơn 40 năm an trú tại chùa Thuyền Tôn, Hòa thượng đã tiếp độ tăng chúng, chấn chỉnh thanh quy, trùng tu tự vũ, lại còn góp phần trong công cuộc chấn hưng Phật giáo. Đến năm 1979 Ngài viên tịch, thọ thể 102 tuổi. Tháp mộ kiến lập trọng vườn chừa.

Kiến trúc chùa Thuyền Tôn

Chùa Thuyền Tôn vẫn còn bảo lưu được đường nét kiến trúc cổ cũng như hệ thống thờ tự truyền thống. Chính điện thiết ba án thờ. Án giữa, trên hết là tượng Phật Tam thế, phía trước là tượng Phật Thích Ca. Tiền án là tượng Bồ Tát Phổ Hiển, Chuẩn Đề và Văn Thù. Án tả thờ ba tượng: Trưởng Lão Xá lợi Phất, Bồ Tát Quan Thế Âm và Tôn Giả Ca Diếp. Án hữu thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát. Lại thêm hai án tả hữu tòng tự thiết trí mỗi bên 5 tượng Thập Điện Minh Vương. Mặt tiên của hai gian tả hữu thiệt hai bàn thờ: Bên tả là Quan Thánh, bên hữu là án thờ Thổ địa, Thổ công, Táo quân, Giám trai sứ giả và thần bản địa Già lam Hỏa nương.

Phía sau Chính điện tôn trí long vị của lịch đại tổ sư và các hương linh cố công đức.

Nhà thơ Nguyễn Du trong thời gian làm quan dưới triều Nguyễn đã từng lên viếng chùa Thuyền Tôn. Hình ảnh ngôi chùa cổ lấp ló dưới lá vàng mùa thu, vị sư già trong mây trắng và quả đại hồng chung thời Cảnh Hưng vẫn nung nấu trong nỗi lòng hoài vọng của nhà thơ qua bài: Vọng Thiên Thai tự

Thiên Thai sơn tự đế thành đông
Cách nhất điều giang tự bất thông
Cổ tự thu mai hoàng điệp lý
Tiền triều tăng lạ bạch vân trung
Kha liên bạch phát cung khu dịch,
Bất dữ thanh sơn tương thủy chung
Ký đắc niên tiền tằng nhất đá,
Cảnh Hưng do quải cựu thời chung.

Dịch thơ : Trông chùa Thiên Thai

Thành vua, đông có núi Thiên Thai
Cách dải sông khó tới nơi
Chùa cổ lá vàng thu phủ kín
Triều xưa mây trắng sãi già rồi.
Thương cho đầu bạc còn vương lụy,
Cùng với non xanh trót phụ lời,
Chuông cũ Cảnh Hưng treo vẫn đó
Nhớ hồi năm trước đã lên chơi.

Loading...