Chùa Long Hưng thường được gọi chùa Giồng Thành, là một trong những đi tích ở An Giang được Nhà nước công nhận, xếp hạng quốc gia vào năm 1986, cách trung tâm tỉnh An Giang khoảng 75km về hướng Châu Đốc, cách huyện lỵ Tân Châu 3km về hướng Phú Tân.

Lịch sử

Nghĩ địa thế đồn Châu Đốc (do Trấn thủ Vĩnh Thanh Lưu Phước Tường chủ trì xây dựng năm 1815) chật hẹp, chưa được tiện lợi để bảo vệ bờ cõi, đầu năm Quý Tỵ (1833) vua Minh Mạng đã ban lệnh cho Tổng đốc An Hà là Lê Bá Cương và Tuần phủ An Giang là Ngô Bá Nhân (hay Nhơn) chọn địa điểm khác để xây dựng thành trì.

Sau khi lựa được đất Long Sơn (trước đây thuộc Tân Châu Bảo) là nơi ở về thượng du, địa thế cao ráo, qua lại tiếp ứng, thiệt là chỗ hình thế hiểm trở, bèn đem việc ấy tâu lên, được nhà vua chấp thuận. Năm 1834, thành Châu Đốc bị triệt phá. Tuy nhiên chưa rõ lý do gì, nhà vua lại thay đổi quyết định, tức cho xây dựng lại ở nơi cũ, còn công trình ở Long Sơn thì bị bỏ dở dang (hào thành chỉ đào được một số đoạn và chưa xây một viên đá hay viên gạch nào).

Theo sách Địa chí An Giang thì năm 1875, trên một giồng đất của tòa thành bị bỏ dở dang, Hòa thượng Trí Trang (Trần Minh Lý, 1825 – 1899) đã dựng lên một ngôi chùa nhỏ bằng tre lá, và được gọi là chùa Giồng Thành

Đến năm 1927, Hòa thượng Chánh Hườn (1879 – 1947), là người xã Long sơn, nhận thấy cửa thiền ngày càng đông tín đồ mà chùa thì quá cũ kỹ và chật hẹp, nên đã xin với nhà cầm quyền Pháp, cho đi quyên góp để xây cất lại ngôi thờ Phật.

Loading...

Năm 1970, Hòa thượng Chơn Như (1925 – 1972). cho trùng tu lại chùa theo kiến trúc kiểu Ấn Độ. Và đây là lần trùng tu lớn nhất, và tồn tại cho đến ngày nay..

Nhìn từ bên ngoài, chùa mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ với mái tháp có hai tầng hình phễu, trang trí nhiều họa tiết hoa văn trang nhã nhưng về đại thể, chùa Giồng Thành là khối kiến trúc hài hòa theo phong cách Á – Âu với lối xây dựng theo hình chữ “song hỷ”, gồm ba gian, mái lợp bằng ngói móc, trên cột Chính điện có vẽ hình rồng. Ở Chính điện có nhiều pho tượng cổ như tượng Đức Phật Di Đà, bộ tượng Thập Điện Minh Vương…

Hai ngôi tháp mộ lớn ờ chùa là tháp của Hòa thượng Đạt Điền (đời 38) và Hòa thượng Chơn Như (đời 40). về tên gọi chùa Giồng Thành, theo một sổ tài liệu cho biết là xuất phát từ chỗ chùa được xây trên nền đất của hào thành triều Nguyễn.

Chùa Giồng Thành được nhiều người biết đến như địa chỉ đỏ của phong trào yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Tại đây vào những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, tổ chức Kèo Vàng, Kèo Xanh của Phan Xích Long đã nhóm họp để thu hút người yêu nước chống thực dân Pháp, mở đầu cho hàng loạt hoạt động yêu nước sau này mà đỉnh cao là việc nuôi dưỡng cụ phó bảng Nguyễn Sinh sắc – thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh – trong những ngày đi truyền bá chủ nghĩa yêu nước chân chính cho đồng bằo (1928 -1929).

Trong những năm tháng chống Mỹ hào hùng, chùa Giồng Thành tiếp tục là cơ sở của Tỉnh ủy Châu Đốc, Huyện ủy Tân Chầu và là điểm giao liên của khu 8, Trung ương Cục miền Nam. Đặc biệt nơi đây từng là chồ trú ngụ an toàn cho nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước trong những năm tháng kháng chiến như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt…

Trước kia, hàng năm vào các ngày rằm tháng giêng, tháng 7, tháng 10 âm lịch, khách thập phương đến viếng và lễ chùa rất đông. Từ sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, ngày 19 tháng 5 hàng năm được xem như ngày hội của nhà chùa với nhiều hoạt động mang tính chất văn hóa truyền thống đặc sạc để kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Loading...