Chùa Cói, xưa thuộc làng Cói xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, nay thuộc phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Chùa Cói được xây dựng từ thế kỷ XIII, đến thế kỷ XVIII sau khi dựng 2 cây tháp (nay chỉ còn một, do chiến tranh hủy hoại) trở thành một tổng thể kiến trúc cổ giá trị nghệ thuật được Viễn Đông Bác cổ xếp hạng là di sản văn hóa có giá trị ở Việt Nam (năm 1939).

Khu di tích Chùa Cói, chẳng những là một tổng thể kiến trúc có giá trị nghệ thuật được Viễn Đông Bác Cổ xếp hạng là di sản văn hóa có giá trị ờ Việt Nam năm 1939 mà còn liên quan tới cuộc khởi nghĩa của Quận Hẻo của Nguyễn Danh Phương, 1740 – 1751.
Nằm trong một quần thể các di tích: đình Đông Đạo, quán Tiên, đình Tiên, chùa Hạ, cầu Đá.. .và ở vị trí trung tâm của thị xã Vĩnh Yên, chùa Cói, tháp Cói và quán Tiên là điểm tham quan, nghiên cứu hấp dẫn của đông đảo du khách gần, xa.

Di tích Chùa Cói là một tập hợp đầy đủ củạ một Phật đường bao gồm: Tam quan, chùa và tháp.
Tam quan Chùa Cói Với kiến trúc gồm 3 gian nhỏ, gọn. Tam quan có hệ thống chịu lực chính là 10 cột đá xanh nguyên khối được đẽo gọt công phu, đường kính 0,25m, cao 2,0m, có 3 hàng chân cột, trong đó 2 cột cái gian chính giữa sử dụng cột gỗ lim kéo dài vượt lên làm cột chung cho 2 vì nóc theo lối kiến trúc kiểu chồng rường. Thay cho hàng con rường dưới ngoài cùng Tam quan là đầu bẩy gỗ đưa ra đỡ lấy tàu mái. 4 góc mái là các đầu đao cong vút, uyển chuyển ẩn hiện trong vòm lá xanh hữu cảnh đa tình.
Trên 2 cột đá gian chính giữa được vát phẳng một mặt, lần lượt có ghi lạc khoản, tuy qua năm tháng đã phai mờ nhưng quan sát kỹ còn nhận đọc được “Canh tý, mạnh xuân, cát nhật”. Theo tư liệu của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thì Tam quan chùa Cói được xây dựng cùng với chùa Cói vào thế kỷ XIII. Chùa xưa còn lưu đôi câu đối về cảnh đẹp và sự tích gốc của chùa
phiên âm:
“Qụốc sắc thiên cụng thiên hạ hữu
Anh linh thần nữ thế gian vô”.
Tháp Cói có 7 tầng, cao 7,70m thu dần từ đế lên đỉnh, cứ mỗi tầng thu rút 20cm cả cho mỗi cạnh vuông và chiều cao mỗi cạnh vuông chân đế dài 1,70m. Gạch xây tháp là gạch Bá! Tràng, loại gạch bìa vuông, dày 3cm, các viên gạch ở 4 góc tháp đều được tạo vát lên làm cho tháp Cói có dáng cong thanh thoát nhẹ nhàng. Vữa kết dính xây dựng tháp Cói được chế từ vôi vỏ sò trộn mật mía. Thân tháp được trát một lớp vữa bảo vệ mỏng và bền.
Tương truyền, tháp Cói và quán Tiên được xây dựng khoảng giữa thế kỷ XVIII, có liên quan tới cuộc khởi nghĩa của Quận Hẻo (Nguyễn Danh Phương, 1740 – 1751) Trong dân gian
vẫn còn truyền tụng rằng: Chỉ qua một đêm, Nguyễn Danh Phương cho quân xây xong cả tháp Cói và quán Tiên, nhằm gây thanh thế và thu phục nhân tâm chống lại triều đình Lê Trịnh.
Trải qua hàng trăm năm thi gan cùng tuế nguyệt, chùa Cói, tháp Cói, quán Tiên đã một màu rêu phong cổ kính, càng hấp dẫn du khách thập phượng, nhất là những người muốn tìm hiểu về một loại hình kiến trúc Phật giáo độc đáo trên quê hương Vĩnh Phúc.

Loading...